Đang xử lý
Các chuyên gia cho rằng trước khi bạn khởi nghiệp thì bạn cần phải biết được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì. Vì vậy mà bạn cần phải xem lại những điều mình đã biết và những điều mình chưa biết trong việc quản lý, kiểm tra lại những kinh nghiệm của bạn so với những người đi trước xem những gì bạn đã đạt được và những gì cần phải thay đổi. Việc này giúp cho bạn có thể rút kinh nghiệm và tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích cho mình.
Đó có thể là đồng nghiệp, người quản lý của bạn, những người đã có kinh nghiệm. Hãy cố gắng quan sát cách ứng xử, kinh nghiệm của họ sau đó tiếp thu có chọn lọc. Ngoài ra bạn cũng có thể học tập từ những người quản lý giỏi ở những nơi khác. Khi trở nên thân thuộc hơn thì bạn có thể nhờ họ làm cố vấn cho bạn.
Đừng nên nghĩ rằng việc học của bạn là đủ, mà bạn hãy thương xuyên tự học, học lại để tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới. Hiện nay có nhiều công ty tổ chức các khóa học giúp phát triển những kỹ năng quản lý và tổ chức những cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Vì thế bạn đừng bỏ qua những cơ hội học tập đó.
Như bạn đã biết sách chứa đựng vô vàng nguồn kiến thức của cả nhân loại. Vì vậy bạn có thể học cách tổ chức quản lý, những kỹ năng điều hành qua sách vở nhưng tránh việc áp dụng máy móc những điều học tập từ sách vở mà bạn phải biết áp dụng nó vào tình huống, công việc cụ thể mà bạn gặp phải.
Để trở thành người quản lý tài ba bạn cần phải học cách giao tiếp, lắng nghe và biết cách đánh giá nhân viên của bạn một cách chính xác. Đây là việc rất khó khăn đòi hỏi người quản lý phải có những kỹ năng và sự chuyên nghiệp trong từng tình huống, nhất là khi chuyển từ vị trí đồng nghiệp sang vị trí quản lý. Khi bạn tạo dựng mối quan hệ cùng một tập thể mới cần có sự trung thực và thẳng thắn, cần đánh giá chính xác khả năng làm việc của từng nhân viên và thường xuyên trò chuyện cùng họ về những vấn đề trong công việc nhưng phải tránh việc so sánh, gây áp lực, gò bó mặc dù bạn vẫn cần yêu cầu nhân viên làm tốt nhiệm vụ của họ.
Người quản lý tài ba là người biết cách hỗ trợ, khích lệ và đạo tạo cho nhân viên của mình. Nếu bạn không hỗ trợ nhân viên và giúp họ giải quyết những khó khăn thì khó có thể khiến họ hưởng ứng và làm theo những gì mà bạn phân công. Một chuyên gia cao cấp của Hiệp hội quản lý ở Mỹ cho rằng người quản lý tài ba là người biết được tài năng của từng nhân viên và dành thời gian cho việc tìm hiểu từng nhân viên của họ.
Người quản lý phải có kỹ năng giao tiếp tốt kể cả về văn viết và văn nói vì điều này cho thấy khả năng về nhiều mặt của bạn, nó có tác động không nhỏ đến sự thành công của một doanh nghiệp. Muốn thuyết phục được người khác tin bạn, làm theo sự chỉ đạo của bạn thì người quản lý cần phải học cách truyền đạt thông tin. Nếu bạn muốn nâng cao tinh thần làm việc nhân viên thì phải học cách động viên nhân viên, giống như việc muốn có nhiều hợp đồng thì người lãnh đạo phải biết cách đàm phán.
Bạn phải có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác. Người quản lý không được lơ là hay rũ bỏ trách nhiệm khi gặp những vấn đề phức tạp xảy ra trong tập thể của bạn. Để làm được điều này thì người quản lý phải là một người công bằng, minh bạch, nhạy bén và tìm cơ hội thích hợp để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất. Không được chậm chạp nhưng cũng đừng quá hấp tấp, nếu không có thể sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn và làm nhân viên hiểu lầm bạn là người không có năng lực, không xứng đáng với vị trí quản lý mà mọi người đã tin tưởng, đề bạt bạn.
Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí
Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.
Nhiều nhà quản lý luôn cho rằng việc đặc câu hỏi với các nhân viên khi họ thôi việc là không quan trọng. Tuy nhiên, bạn đâu có biết những cuộc “phỏng vấn” trước khi nhân viên thôi việc có tầm quan trọng không kém gì các cuộc phỏng vấn xin việc.
Thiết lập mục tiêu hiệu quả còn giúp bạn loại trừ được những phản ứng bất lợi và làm cho nhân viên phát huy được vai trò và sự nhiệt tình trong công việc.
Thực tế chứng minh rằng những người quản lý giỏi về chuyên môn chưa chắc đã là những nhà quản lý tốt. Vì muốn thành người quản lý giỏi thì người đó phải biết cách nâng cao những kỹ năng, năng lực quản lý của bản thân.
Những tranh chấp, xung đột tại nơi làm việc thường ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, khiến bạn phải đối mặt với không khí nặng nề trong suốt một thời gian dài. Và nếu bạn không tìm cách giải trừ xung đột này, nó còn khiến bạn bị stress trầm trọng, chán nản công việc. Vậy phải làm gì để giải quyết bất hòa này? Hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu những cách giải quyết này trong bài viết dưới đây.
Một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp chính là quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Vậy nên thường các ông chủ doanh nghiệp rất chú trọng việc lựa chọn và tuyển dụng các nhà quản lý.
Làm thế nào để quản lý nhân sự một cách hiệu quả nhất? Đây là một trong những câu hỏi khiến rất nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy đau đầu. Trong quá trình quản lý nhân sự của mình, rất nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh việc làm sao để quản lý nhân sự một cách hiệu quả. Nếu bạn biết cách quản lý con người một cách hiệu quả, bạn sẽ khiến mọi việc trôi chảy, mọi thứ diễn ra theo đúng như kế hoạch bạn đặt ra ban đầu. Hãy cùng tìm hiểu xem các nhà quản lý tài ba thực hiện việc quản lý nhân sự như thế nào nh
Quả là một bài toán khó để có câu trả lời thích đáng. Tùy vào tình hình của từng doanh nghiệp, người lãnh đạo luôn có những biện pháp hoặc những chiêu thức để giữ chân nhân tài của mình.
“Tôi biết điều đó là không dễ dàng với tôi cũng như với bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng giúp bạn và chia sẻ cùng bạn…”.
Khích lệ nhân viên sẽ khiến nhân viên của bạn có tinh thần làm việc tích cực, có mong muốn làm việc và cống hiến hết mình vì sự phát triển của doanh nghiệp.