Đang xử lý

ÁP LỰC CÔNG VIỆC

Công việc lúc nào cũng ngập đầu không thể làm hết nỗi, công việc trong ngày không thể hoàn thành hết, sự nhiệt huyết giành cho công việc dường như tiêu tan. Áp lực trong công việc đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Vậy phải làm sao để vượt qua áp lực trong công việc
  • 25/01/2025
  •  | 
  • Lượt xem: 4681

Trong thời đại kinh tế hiện nay người ta phải cạnh tranh để giành lấy cơ hội thăng tiến trong công việc. Khi sự cạnh tranh càng cao thì áp lực trong công việc cũng sẽ càng lớn. Vì thế bạn thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi do áp lực quá nhiều từ công việc.

Cùng xem những chia sẻ dưới đây :

 Có kế hoạch làm việc khoa học

Để vượt qua những áp lực trong công việc bạn hãy lập cho mình kế hoạch làm việc thật cụ thể và khoa học, ưu tiên những việc từ dễ đến khó, từ đơn giản cho đến phức tạp. Mỗi ngày đều phải lên kế hoạch làm việc sẽ giúp bạn có thể sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất. Điều này là cách quản lý thời gian hiệu quả từ đó bạn có thể biết trước được những điều cần làm và có sự tập trung để hoàn thành nó. Hãy lập nên một danh sách các công việc cần làm trong ngày cũng như thời gian bạn bỏ ra để hoàn thành nó. Tùy thuộc vào sự quan trọng và độ cấp bách về mặt thời gian để có sự ưu tiên làm việc nào trước. Hãy xép lịch chừa ra một khoảng thời gian dành để giải quyết những việc xảy ra bất ngờ.

Thư giãn để phục hồi lại năng lượng

Khi cảm thấy căng thẳng thì người ta không thể làm tốt được công việc của mình. Vì vậy mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng trong công việc thì hãy để công việc sang một bên và đi làm những điều mà bạn thích chẳng hạn như đi mua sắm, xem phim, xem chương trình yêu thích hoặc tập thể dục, thể thao, trò chuyện cùng bạn bè, đi tản bộ… Cũng có thể vừa làm viêc vừa nghe nhạc, trò chuyện cùng đồng nghiệp, tránh ngồi yên tại chổ nhiều giờ liên tục mà bạn hãy đứng lên, đi lại và hoạt động.

Khi bạn cảm thấy thoải mái, có thể bắt đầu làm việc lại được thì mới trở lại làm việc.

Biết cách từ chối khi cần thiết

Có một số người tự làm cho bản thân căng thẳng khi cố gắng ôm đồm tất cả mọi việc. Để có thể giảm được áp lực, bạn nên học cách từ chối những việc mình không thể làm được. Khi bạn còn quá nhiều công việc chưa làm xong, bạn có thể từ chối những nhiệm vụ khác, bằng cách phân quyền cho những người cũng có thể làm tốt được nhiệm vụ đó. Nếu như bạn cứ ôm mọi việc vào mình thì người khác sẽ nghĩ rằng bạn sẽ làm được tất cả mọi việc trong một lúc, thực tế thì bạn đang tự tạo áp lực cho mình vì vậy hãy học cách từ chối khi không có khả năng hoàn thành công việc để giảm áp lực cho chính mình cũng như không thể mất lòng tin với mọi người khi bạn nhận việc mà không thể làm tốt nó.

Chia sẻ cùng mọi người

Khi bị áp lực trong công việc bạn thường có xu hướng chán nản và muốn buông bỏ, khi đó hãy dựa vào gia đình, bạn bè để lấy lại tinh thần. Hãy chia sẻ những khó khăn, suy nghĩ của bạn trong công việc với bạn thân, những người có thể hiểu được công việc mà bạn đang làm. Hãy nhờ họ tư vấn, giúp đỡ cho bạn, nhiều khi một sự gởi ý nhỏ từ họ sẽ giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề mà bạn đang mắc phải. Chớ coi thường những mối quan hệ, tình cảm mà mọi người giành cho bạn vì không ai sống và làm việc chỉ một mình được.

Nâng cao khả năng giải quyết công việc

 

Nhiều người cảm thấy áp lực trong công việc vì thiếu kỹ năng để giải quyết được công việc tốt. Họ cảm thấy công việc đó ngoài khả năng của mình vì vậy mà họ cảm thấy lo lắng, tìm cách giải quyết mãi để vượt qua nó. Khi họ không làm được công việc đó, họ cảm thấy căng thẳng và áp lực nặng nề. Mất đi sự tự tin với đồng nghiệp vì vậy hãy nâng cao kỹ năng giải quyết công việc để giúp cho bạn cảm thấy tự tin, vượt qua áp lực và tin vào bản thân.

 

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Áp Lực Stress Công Việc Giảm Stress Lời Khuyên

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

REVIEW KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN VIETCOMBANK

Bài review phỏng vấn Vietcombank dưới đây sẽ giúp các ứng viên có cái nhìn khái quát nhất trước khi tham gia ứng tuyển. Hãy đọc bài viết này để có thêm nhiều kinh nghiệm trước khi phỏng vấn nhé!


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

11 KINH NGHIỆM BÁN HÀNG THÀNH CÔNG DÀNH CHO BẠN

Trong kinh doanh, khách hàng là yếu tố quan trọng để nuôi sống doanh nghiệp, bộ phận bán hàng đóng vai trò quan trọng là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, người bán hàng giỏi sẽ phải trải qua những thăng trầm của hoạt động bán hàng. Để có được những kinh nghiệm trong nghề bán hàng, nhân viên bán hàng thường phải học hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên nghiệp cũng như những tình huống thực tế trong quá trình bán hàng của mình. Dưới đây, viecoi.vn sẽ chia sẻ cho bạn 11 kinh nghiệm bổ ích dành cho những ai yêu thích bán hàng tham khảo nhé!


4

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGÀNH KỸ THUẬT HIỆN NAY

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã  tác động đến mọi mặt của đời sống văn hóa,  xã hội, kinh tế, thị trường lao động, nhất là lĩnh vực kỹ thuật. Thị trường lao động trong và ngoài nước có những thay đổi nhanh chóng, có những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn về mức độ đáp ứng công việc  từ đó nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học có xu hướng biến động mạnh. Hiện nay sinh viên các nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ  chiếm số lượng rất lớn và là nguồn nhân lực có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động nhanh chóng. Tuy nhiên, rất nhiều bạn thắc mắc về cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật mà mình đang học. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thực trạng và cơ hội nghề nghiệp của các ngành kỹ thuật qua bài viết sau đây nhé.


5

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CÙNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NGÀNH NHÂN SỰ

Ngành nhân sự cũng như nhiều ngành nghề khác, ai cũng bắt đầu sự nghiệp từ vị trí thấp nhất cho đến cao nhất. Bạn không thể nào từ một sinh viên mới ra trường nhưng đòi hỏi làm những công việc của HR specialist (Chuyên viên nhân sự). Việc  tích lũy kinh nghiệm và kiến thức từ vị trí thấp sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc để là một HR chuyên nghiệp trong tương lai. Hãy cùng Viecoi theo dõi cơ hội nghề nghiệp cùng với những thuận lợi và khó khăn trong ngành này nhé.


6

LÀM GÌ ĐỂ THÍCH NGHI VỚI CÔNG TY MỚI?

Đối với những người có tính cách hướng ngoại, năng động, dễ làm quen với người lạ, thì việc tiếp xúc ở môi trường làm việc mới không quá khó khăn đối với họ, tuy nhiên đối với những người có tính hướng nội, ít nói, ngại giao tiếp thì việc thay đổi môi trường làm việc sẽ gây khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới, đó cũng là điều dễ hiểu, hãy bắt đầu công việc mới ở môi trường làm việc với những chỉ dẫn dưới đây, bạn sẽ thấy bản thân tự tin hơn.


7

CỬA HÀNG TIỆN LỢI TUYỂN DỤNG NHIỀU VỊ TRÍ MỚI NHẤT

Nhân viên bán hàng cửa hàng tiện lợi với nhu cầu ngày càng cao để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Cửa hàng tiện lợi tuyển dụng với những yêu cầu riêng, không quá khắc khe chính là cơ hội dành cho những ứng viên trong câu chuyện nghề nghiệp của mình. Cùng tham khảo một số thông tin, yêu cầu cũng như hiện trạng công việc dành cho các bạn….


8

CÁCH TÌM VIỆC CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG, CHƯA CÓ KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP, BẠN ĐÃ BIẾT?

Trong thời buổi hiện nay, sinh viên ra trường ngày càng nhiều. Thế, sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm sao có thể kiếm được việc làm? Cần phải bắt đầu từ đâu và xin việc như thế nào? Hãy cùng viecoi.vn tìm hiểu nhé!


9

TẠI SAO LĨNH VỰC NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN CHƯA BAO GIỜ NGỪNG HOT ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Như chúng ta đã biết Covid 19 đã khiến hầu hết tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đặc biệt là ngành du lịch và nhà hàng khách sạn gần như là bị đóng băng, đã có không ít nhà hàng và khách sạn phải đưa ra thông báo đóng cửa thậm chí là phá sản, số còn lại vẫn đang trong trạng thái hoang mang. Thế nhưng ngành nghề nhà hàng khách sạn vẫn được đông đảo sinh viên lựa chọn. Có thể nói nghề nhà hàng khách sạn chưa bao giờ giảm nhiệt trong cộng đồng sinh viên. Vậy lý do nào khiến nó luôn được các bạn sinh viên săn đón như vậy, hãy cùng Viecoi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


10

TOP 6 NGUYÊN NHÂN GÂY RA STRESS TRONG CÔNG VIỆC

Hãy ngầm nghĩ lại xem mình đã bao giờ bị stress chưa nhỉ? Dĩ nhiên là có rồi thậm chí những em học sinh cũng sẽ mắc phải vì lí do áp lực học hành thi cử. Nếu cảm nhận ra mình đã bị stress thì hãy tìm cách tháo gỡ chúng bằng những nguyên nhân gây ra.


 

Gợi ý việc làm

  5-7 triệu VNĐ
 31/12/2022