Đang xử lý
Ngành bảo hiểm là gì?
Ngành bảo hiểm được hình thành từ các công ty cung cấp quản lý rủi ro dưới dạng hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ đảm bảo thanh toán cho một sự kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Trong khi đó, người được bảo hiểm (khách hàng), trả một khoản phí bảo hiểm nhỏ hơn cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo vệ đó.
Khi nghĩ về công việc trong ngành bảo hiểm, nhiều người chỉ nghĩ về việc làm nhân viên bảo hiểm/chuyên viên tư vấn bảo hiểm. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều vai trò khác nhau trong ngành này.
Nhu cầu của thị trường
Nếu bạn đang tìm kiếm một nghề nghiệp mới hoặc tự hỏi liệu có nên bắt đầu con đường sự nghiệp trong ngành bảo hiểm hay không thì hãy cân nhắc dựa trên nhu cầu của thị trường. Có rất nhiều cơ hội việc làm khác trong ngành bảo hiểm thách thức và thu nhập cao. Trên hết, ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy có rất nhiều ví trí cho những người quan tâm.
Ở Việt Nam, ngành bảo hiểm phát triển mạnh trong những năm gần đây, từ lĩnh vực bảo hiểm xã hội, y tế đến bảo hiểm thương mại. Các doanh nghiệp trong nước như công ty Bảo Việt và các doanh nghiệp nước ngoài (Manulife, Dai-ichi, v.v.) đều tuyển dụng rất nhiều nhân sự.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhà nước, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng có thể lên tới hơn 1.000 người. Số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy nhu cầu tính đến năm 2020 là hơn 60.000 cán bộ bảo hiểm xã hội và hơn 500.000 đại lý bảo hiểm thương mại. Hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp ngành bảo hiểm được cho là chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.
Vì vậy, nếu muốn phát triển trong ngành này, bạn luôn có cơ hội được tuyển dụng và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Thị trường lao động của ngành bảo hiểm là một thị trường nhiều tiềm năng.
1. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc trong lĩnh vực bảo hiểm khá linh động, thông thường là 2 tháng (theo Luật Lao động). Mặc dù vậy, quy định thử việc có thể khác nhau tuỳ vào thoả thuận của hai bên. Do đặc thù của ngành dẫn tới giờ giấc làm việc linh động nên thời gian thử việc cũng có thể tính bằng số hợp đồng bảo hiểm bạn xử lý. Nghĩa là nếu bạn được giao hoàn thành ít nhất 10 hợp đồng, nếu bạn giải quyết được chúng trong 1 tháng thì bạn cũng có thể kết thúc thử việc.
2. Mức lương khởi điểm
Mức lương của nhân viên/chuyên viên bảo hiểm trung bình tại Mỹ là 50.998 USD/năm (tương đương hơn 1 tỷ đồng/năm). Mức lương khởi điểm thấp nhất mà một người làm việc trong ngành bảo hiểm nhận được, theo thống kê của Salary.com là khoảng 29.000 USD/năm (hơn 600 triệu/năm).
Tại Việt Nam, lương khởi điểm của nhân viên/chuyên viên tư vấn bảo hiểm thường không cao. Tổng thu nhập của bạn được trả bao gồm lương cứng và doanh số, tính dựa vào KPI. Lương khởi điểm có thể chỉ khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng nhưng tính cả tiền hoa hồng, bạn có thể nhận được khoảng từ 8 - 10 triệu/tháng làm việc - một con số khá cao so với các ngành khác.
3. Mức lương theo năm kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc không phải là yếu tố thực sự quyết định đến thu nhập, mức lương của những nhân sự trong ngành này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm cũng đồng nghĩa với làm việc hiệu quả hơn. Ở Mỹ, những người làm trong ngành có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thường có mức lương trung bình khoảng 46.576 USD/năm (tương đương khoảng 1 tỷ đồng/năm).
Tại Việt Nam, khi bạn có từ 1 - 4 năm kinh nghiệm, bạn có thể nhận từ 10 - 15 triệu đồng/tháng (tính cả hoa hồng) với nhân viên/đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, con số thực tế của nhiều người với kỹ năng xuất sắc có thể cao hơn nhiều. Một thống kê vào cuối năm 2019 cho thấy ngân hàng, tài chính và bảo hiểm là những ngành được trả lương cao nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam, có thể lên tới 21,6 triệu đồng.
Cơ hội nghề nghiệp
Nếu bạn có hứng thú với nghề bảo hiểm, hãy nghiên cứu các vị trí khác nhau trong lĩnh vực này để xác định công việc phù hợp nhất với sở thích và kỹ năng của bạn. Một số vị trí phổ biến nhất bao gồm:
1. Làm việc tại Việt Nam
Để phát triển sự nghiệp trong ngành bảo hiểm, bạn có thể tìm kiếm cơ hội trong các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài, tổ chức bảo hiểm xã hội của nhà nước (yêu cầu trình độ chuyên môn), các tổ chức tư vấn tài chính, v.v. Có thể nói các công việc và doanh nghiệp bảo hiểm rất đa dạng, tập trung vào nhiều hướng khác nhau, từ con người tới tài sản. Tuỳ vào mong muốn và năng lực của bản thân mà bạn lựa chọn việc phù hợp nhất với mình.
2. Làm việc tại nước ngoài
Những người làm việc trong ngành bảo hiểm thường không tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài. Nguyên nhân là vì sự khác biệt ngôn ngữ, chính sách và các quy định cụ thể. Trên thực tế, thị trường lao động ngành bảo hiểm ở Việt Nam vẫn đang thiếu nhân sự nên bạn hoàn toàn có thể phát triển cho dù chỉ làm ở trong nước.
Thách thức của ngành bảo hiểm
1. Thách thức đối với lực lượng lao động liên quan tới công nghệ và chính sách
Các công ty bảo hiểm hàng đầu đang từng bước tối ưu hóa hoạt động để giảm thiểu rủi ro và thực hiện các bước cần thiết để phát triển chính sách bảo hiểm hiệu quả hơn, tăng trưởng nhanh hơn, từ đó đáp ứng tốc độ của ngành công nghiệp tài chính trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và tận dụng các phân tích dữ liệu hiệu quả.
Cũng vì vậy mà nhân lực trong ngành lao động buộc phải học hỏi và thích nghi nhanh chóng với những thay đổi. Nếu không thể thay đổi và đáp ứng yêu cầu công việc của một ngành năng động như thế này, bạn sẽ dễ bị đào thải vì nhiều nguyên nhân như làm việc có nhiều sai sót, không đáp ứng được doanh số, mất uy tín với khách hàng,...
2. Thiếu nhân viên/chuyên viên bảo hiểm có trình độ
Để đáp ứng với sự tăng trưởng của ngành, nhu cầu tuyển dụng nhân viên/chuyên viên hay đại lý bảo hiểm là nhiều nhất. Tuy nhiên, một thách thức khác mà các doanh nghiệp và người lao động trong ngành phải đối mặt là chất lượng nhân sự. Đa số nhân viên tư vấn bảo hiểm không được đào tạo chính quy. Họ có thể học một ngành khác, thậm chí là những ngành không hề liên quan. Ở Việt Nam, nhiều đại lý bảo hiểm mới chỉ tốt nghiệp trung học.
Vấn đề trình độ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đào tạo liên quan tới luật, quy trình và chính sách bảo hiểm. Do vậy, mỗi nhân viên sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để ghi nhớ và tư vấn hiệu quả.
3. Thách thức trong xây dựng niềm tin với khách hàng
Một trong những khó khăn lớn nhất đối với nhân sự trong ngành bảo hiểm là làm sao để tiếp cận và xây dựng niềm tin với khách hàng. Khi cuộc sống phát triển, mọi người đều chú ý nhiều hơn đến bảo hiểm để quản trị rủi ro và bảo vệ tài sản, tính mạng của bản thân. Thế nhưng, vì có rất nhiều công ty bảo hiểm với chính sách khác nhau, chất lượng nhân viên/chuyên viên/đại lý tư vấn bảo hiểm không đồng đều nên mọi người dễ có những nghi ngờ và thiếu tin tưởng.
Bảo hiểm là một ngành nhiều cơ hội phát triển, tăng trưởng mạnh. Hy vọng việc hiểu rõ các cơ hội và thách thức, các vị trí công việc và mức thu nhập sẽ giúp bạn ra quyết định xem có muốn theo ngành này hay không. Hãy đến với viecoi.vn và tìm kiếm công việc thích hợp tại đây nhé!
Bài review phỏng vấn Vietcombank dưới đây sẽ giúp các ứng viên có cái nhìn khái quát nhất trước khi tham gia ứng tuyển. Hãy đọc bài viết này để có thêm nhiều kinh nghiệm trước khi phỏng vấn nhé!
Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong kinh doanh, khách hàng là yếu tố quan trọng để nuôi sống doanh nghiệp, bộ phận bán hàng đóng vai trò quan trọng là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, người bán hàng giỏi sẽ phải trải qua những thăng trầm của hoạt động bán hàng. Để có được những kinh nghiệm trong nghề bán hàng, nhân viên bán hàng thường phải học hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên nghiệp cũng như những tình huống thực tế trong quá trình bán hàng của mình. Dưới đây, viecoi.vn sẽ chia sẻ cho bạn 11 kinh nghiệm bổ ích dành cho những ai yêu thích bán hàng tham khảo nhé!
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tác động đến mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, thị trường lao động, nhất là lĩnh vực kỹ thuật. Thị trường lao động trong và ngoài nước có những thay đổi nhanh chóng, có những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn về mức độ đáp ứng công việc từ đó nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học có xu hướng biến động mạnh. Hiện nay sinh viên các nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ chiếm số lượng rất lớn và là nguồn nhân lực có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động nhanh chóng. Tuy nhiên, rất nhiều bạn thắc mắc về cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật mà mình đang học. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thực trạng và cơ hội nghề nghiệp của các ngành kỹ thuật qua bài viết sau đây nhé.
Ngành nhân sự cũng như nhiều ngành nghề khác, ai cũng bắt đầu sự nghiệp từ vị trí thấp nhất cho đến cao nhất. Bạn không thể nào từ một sinh viên mới ra trường nhưng đòi hỏi làm những công việc của HR specialist (Chuyên viên nhân sự). Việc tích lũy kinh nghiệm và kiến thức từ vị trí thấp sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc để là một HR chuyên nghiệp trong tương lai. Hãy cùng Viecoi theo dõi cơ hội nghề nghiệp cùng với những thuận lợi và khó khăn trong ngành này nhé.
Đối với những người có tính cách hướng ngoại, năng động, dễ làm quen với người lạ, thì việc tiếp xúc ở môi trường làm việc mới không quá khó khăn đối với họ, tuy nhiên đối với những người có tính hướng nội, ít nói, ngại giao tiếp thì việc thay đổi môi trường làm việc sẽ gây khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới, đó cũng là điều dễ hiểu, hãy bắt đầu công việc mới ở môi trường làm việc với những chỉ dẫn dưới đây, bạn sẽ thấy bản thân tự tin hơn.
Nhân viên bán hàng cửa hàng tiện lợi với nhu cầu ngày càng cao để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Cửa hàng tiện lợi tuyển dụng với những yêu cầu riêng, không quá khắc khe chính là cơ hội dành cho những ứng viên trong câu chuyện nghề nghiệp của mình. Cùng tham khảo một số thông tin, yêu cầu cũng như hiện trạng công việc dành cho các bạn….
Trong thời buổi hiện nay, sinh viên ra trường ngày càng nhiều. Thế, sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm sao có thể kiếm được việc làm? Cần phải bắt đầu từ đâu và xin việc như thế nào? Hãy cùng viecoi.vn tìm hiểu nhé!
Như chúng ta đã biết Covid 19 đã khiến hầu hết tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đặc biệt là ngành du lịch và nhà hàng khách sạn gần như là bị đóng băng, đã có không ít nhà hàng và khách sạn phải đưa ra thông báo đóng cửa thậm chí là phá sản, số còn lại vẫn đang trong trạng thái hoang mang. Thế nhưng ngành nghề nhà hàng khách sạn vẫn được đông đảo sinh viên lựa chọn. Có thể nói nghề nhà hàng khách sạn chưa bao giờ giảm nhiệt trong cộng đồng sinh viên. Vậy lý do nào khiến nó luôn được các bạn sinh viên săn đón như vậy, hãy cùng Viecoi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Hãy ngầm nghĩ lại xem mình đã bao giờ bị stress chưa nhỉ? Dĩ nhiên là có rồi thậm chí những em học sinh cũng sẽ mắc phải vì lí do áp lực học hành thi cử. Nếu cảm nhận ra mình đã bị stress thì hãy tìm cách tháo gỡ chúng bằng những nguyên nhân gây ra.