Đang xử lý
Nội dung
Hiểu định nghĩa về ngành Kiến trúc nội thất và những khái niệm xung quanh sẽ giúp bạn định hình được chuyên ngành học cũng như kiến thức cần phải biết trong quá trình tìm việc của bản thân!
Kiến trúc nội thất là một khoa thuộc chuyên ngành của Kiến trúc. Hiểu đơn giản, Kiến trúc nội thất là sự kết hợp giữa nội thất và kiến trúc. Bởi khi theo học ngành này, bạn sẽ dễ dàng nhận được văn bằng Kiến trúc sư và sẽ nhận được bằng cử nhân nếu theo học Thiết kế nội thất. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có cơ hội nhận nhiều việc trong cùng 1 khoảng vị trí, ví dụ như vừa có thể thiết kế được các chi tiết liên quan đến nội thất bên trong vừa thiết kế được tổng thể kiến trúc bên ngoài công trình.
Người có trách nhiệm, phụ trách những việc liên quan đến lên ý tưởng, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế quy hoạch, cảnh quan, nội thất… trên cơ sở đưa ra những giải pháp về tính thẩm mỹ, công năng cũng như đưa ra những cách giải quyết, làm việc liên quan đến kỹ thuật của công trình nhằm đáp ứng đúng yêu cầu và tạo nên bản thiết kế tổng thể với kiến trúc đẹp mắt và mới lạ chính là Kiến trúc sư. Không dừng lại ở đó, một người làm kiến trúc sư phải trực tiếp giám sát cũng như chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng trong thực tế để nó đảm bảo được đúng tiến độ, đúng bản vẽ, kế hoạch đã chốt trước đó.
Từ đó, công việc của một kiến trúc sư chính là áp dụng chất xám, tạo ra sự sáng tạo bằng cách sử dụng bộ não cùng sự khéo léo của đôi tay để thiết kế cũng như tạo ra những bản vẽ cho các dự án (bao gồm tái cải tạo và mới hoặc nâng cấp, sửa chữa những dự án cũ có lỗ hổng), đáp ứng đúng yêu cầu đưa ra từ phía chủ đầu tư hoặc khách hàng.
Kiến trúc nội thất là ngành chuyên tổng hợp bao gồm tất cả mọi thứ xuất phát từ nghệ thuật và yêu cầu người học phải sở hữu cũng như có những năng khiếu chuyên biệt. Vì vậy mà nếu muốn trở thành một nhà kỹ sư Kiến trúc nội thất, bạn cần phải thi các khối H,V… - là những khối xét tuyển theo tổ hợp môn.
Cụ thể:
- Khối V: Tổ hợp môn xét tuyển là Lý, Toán và Vẽ (môn năng khiếu). Đây là khối được nhiều trường chọn để xét tuyển cho các ngành quy hoạch đô thị, kiến trúc công trình,... và môn vẽ là môn được do chính trường đại học đó chấm và do trường tổ chức riêng, còn 2 môn khác là lấy từ điểm thi THPT quốc gia.
- Khối H: Là khổi tổ hợp các môn: Vẽ, Vẽ, Văn. Môn quyết định chính trong khối H là môn vẽ chứ không phải môn văn. Cũng giống như khối V, môn văn sẽ được lấy từ điểm thi THPT quốc gia còn môn vẽ là môn được trường tổ chức riêng. Nhưng khác một chút là khối H sẽ thiên nhiều hơn về năng khiếu vẽ nên các bạn muốn đậu vào trường cũng như học các ngành như thiết kế nội thất, mỹ thuật công nghiệp,... sẽ phải có năng lực rất nhiều về vẽ. Vẽ trang trí màu và vẽ minh họa người là 2 môn sẽ quyết định bạn có hay không đỗ vào trường. Vì vậy nếu bạn đang có ấp ủ học những ngành vừa nhắc ở bên trên, việc cần làm chính là hãy đầu tư nhiều hơn về vẽ nhé!
Ngành thiết kế nội thất đúng bản chất đang là một trong những ngày cực hot đối với các bạn trẻ trong những năm gần đây. Không chỉ bởi được thỏa mãn đam mê sáng tạo, các bạn trẻ còn được:
Theo học đúng chuyên ngành mà bản thân ưa thích và được học thêm những kiến thức, trau dồi những kỹ năng về chuyên môn. Không dừng lại ở đó, bạn còn được trực tiếp thực hành trên thực tế để thu thập nhiều hơn về khả năng làm việc cũng như không bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp.
Tiếp đến là việc được trải nghiệm, học tập trong môi trường sáng tạo, năng động và được sống đúng với bản chất của một sinh viên nghệ thuật.
Một điểm cộng nữa là bạn sẽ được đào tạo những môn học giúp ích rất nhiều cho quá trình làm việc sau này. Thậm chí còn được tiếp xúc nhiều hơn với những phần mềm máy tính và trở thành một người đa tài.
Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được những lời động viên cũng như khuyến khích thỏa sức sáng tạo. Từ đó có thêm thích thú và kích thích được tư duy về màu sắc và những khối hình của bạn.
Ngoài ra, cơ hội việc làm rộng mở khi theo học ngành Kiến trúc nội thất - đây chính là điều quan trọng mà các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được bằng mắt thường. Không quá khó khăn với các bạn chọn ngành Kiến trúc nội thất là ngành học mà mình sẽ theo đuổi trong những năm đại học. Bởi nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngày càng được nâng cao và phát triển song song với nền kinh tế hội nhập hiện nay. Một ngôi nhà đẹp - một căn phòng khang trang sẽ khiến mọi người luôn có xu hướng thích cái đẹp, những điều tạo được sự mới mẻ nhưng phong cách và đem đến sự thoải mái đến cho họ nên người làm về nghệ thuật cũng “auto” được hưởng lợi. Từ đó mà mức lương cũng sẽ cao hơn và cơ hội việc làm cũng chưa có xu hướng giảm xuống.
Không thể không nhắc đến cơ hội phát triển nghề nghiệp khi nói về ngành Kiến trúc nội thất. Bởi đây là một ngành nghề vô cùng năng động và nếu bạn có đủ khả năng cũng như sự chuyên nghiệp thì cơ hội phát triển của bạn cả trong, ngoài nước sẽ rất dễ dàng.
Hầu hết những người làm trong ngành thiết kế và kiến trúc đều phải trang bị cho mình sự sáng tạo. Với nhu cầu đòi hỏi ngày một cao, những người làm trong ngành kiến trúc nội thất buộc phải có trong mình sự sáng tạo để có thể sinh tốn và phát triển trong nghề này.
Để có khả năng sáng tạo tốt, người làm kiến trúc nội thất phải luôn trau dồi bản thân, luôn học hỏi và cập nhật từng ngày để bắt kịp xu hướng. Đó được xem là sự kiên trì, chịu khó và không ngừng trải nghiệm thực tế để có thể đổi mới tư duy sáng tạo ngày một phát triển.
Những người làm kiến trúc nội thất chuyên nghiệp buộc phải trang bị cho mình kỹ năng sáng tạo luôn thúc đẩy bản thân để tìm kiếm các giải pháp tốt hơn. Kỹ năng này không phải là kỹ năng thiên bẩm, mà nó được mài dũa, tôi luyện qua từng ngày.
Một kiến trúc nội thất muốn thành công thì cần có kỹ năng về nhận thức không gian. Kỹ năng này giúp người làm kiến trúc nội thất có thể biến đổi, sửa đổi thông tin không gian một cách linh hoạt, dễ dàng.
Kỹ năng nhận thức không gian liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về việc định hướng và bố trí nội thất trong kiến trúc vừa đảm bảo thẩm mỹ và vừa hợp lý với không gian.
Kỹ năng nhận thức không gian bao gồm trí tưởng tượng, lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa. Ngoài ra, kỹ năng nhận thức không gian còn liên quan đến sự tương tác của môi trường như: ánh sáng, khí hậu, nhiệt độ, vật liệu, bản chất xúc tác của không gian,...
Mỗi một công trình sẽ có một môi trường và điều kiện tự nhiên khác nhau. nên vì thế việc thấu hiểu tự nhiên giúp người làm kiến trúc nội thất thiết kế và chọn lọc ra những thiết kế phù hợp nhất với công trình đó.
Kỹ năng này bao gồm khả năng quan sát, xác định và phân loại môi trường tự nhiên xung quanh và hiểu biết về nó như thực vật, động vật, độ ẩm, thời tiết, nhiệt độ,.... Việc phân tích này hỗ trợ kiến trúc nội thất sử dụng tài nguyên ý nghĩa hơn, giảm tiêu thụ năng lượng, cải thiện chất lượng môi trường và công trình
Trong lúc nhận công trình và thực hiện một dự án, chắc chắn bạn phải tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng. Việc giao tiếp tốt sẽ giúp người làm kiến trúc nội thất hiểu thêm về sở thích, đặc điểm của khách hàng. Từ đó sẽ cho ra những thiết kế phù hợp với từng khách hàng nhất.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp người làm thiết kế nội thất tạo nên những mối quan hệ tốt và tạo được lòng tin với hàng. Nếu bạn làm khách hàng hài lòng, khách hàng có thể sẽ là người giới thiệu cho bạn những khách hàng mới. Từ đó giúp bạn có thêm uy tín và thành công.
Phối hợp với phòng ban, đội nhóm lên ý tưởng thiết kế cho các sản phẩm nội thất theo yêu cầu.
Cùng nhân viên thị trường khảo sát công trình, gặp gỡ và lấy ý kiến khách hàng, từ đó tư vấn thiết kế không gian nội thất phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Tư vấn được cho khách hàng về hình ảnh và bản thiết kế của mình hoặc chỉnh sửa lại theo yêu cầu khách hàng mong muốn
Lên phương án bố trí mặt bằng 2D và triển khai chi tiết bản vẽ rời.
Triển khai thiết kế phối cảnh 3D, phối hợp làm việc với khách hàng. Nhà cung cấp để chốt phương án thi công.
Phối hợp giám sát thi công, hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu theo bản thiết kế.
Khảo sát mẫu mã tại thị trường bán lẻ, mẫu các nhà cung cấp, để thiết kế những sản phẩm mới, mục đích, thiết kế cho Cty có những Sp mới, độc đáo, phục vụ cv kinh doanh tốt hơn.
Đọc thêm: Công việc của nhân viên thiết kế
Ở Việt Nam, mức lương của các kiến trúc sư nói chung và kiến trúc nội thất nói riêng khá cao, dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng. Nếu làm tốt có thể nhận được mức lương và thưởng cao hơn. Cùng với mức lương hấp dẫn đó, là chế độ đãi ngộ, quyền lợi tốt, thưởng và bồi dưỡng thêm cao. Mức thu nhập đó là xứng đáng với những công sức, quá trình đào tạo của những người học kiến trúc.
Suy nghĩ của nhiều người luôn nghĩ là thiết kế nội thất và kiến trúc nội thất là như nhau. Tuy nhiên, không hẳn là 2 ngành tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng lại có một số điểm khác biệt.
Thiết kế nội thất là việc tổ chức không gian hợp lý theo công năng và thoả mãn nhu cầu sử dụng của người dùng. Cùng với sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc, chất liệu, ánh sáng, nghệ thuật, công nghệ và điều kiện tự nhiên. Các nhà thiết kế nội thất thực hiện các công việc từ lên ý tưởng, thống nhất màu sắc, phong cách,... và chọn lựa đồ nội thất cho phù hợp. Bên cạnh đó, người làm thiết kế nội thất phải sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm thiết kế, cung cấp bản vẽ 2D, 3D.
Song đó, kiến trúc sư nội thất phụ trách phân tích thiết kế và xây dựng nội thất. Kiến trúc sư nội thất sẽ đảm nhận những nhiệm vụ phức tạp hơn các nhà thiết kế nội thất. Các kiến trúc sư nội thất có thể cải tạo lại các dự án có sẵn để phục vụ với mục đích hoàn toàn khác như: cải tạo không gian nhà ở/khối căn hộ, cải tạo văn phòng,...
Tóm lại, về kiến thức chuyên môn và kỹ thuật là sự khách biệt giữa kiến trúc nội thất và thiết kế nội thất. Thiết kế nội thất mặc dù ra đời sớm hơn nhưng yêu cầu lại thấp hơn so với kiến trúc nội thất.
Những gì bạn nhận được khi học ngành Kiến trúc nội thất không chỉ dừng lại ở đó mà còn nhiều lợi ích khác nữa khi chính bản thân bạn trải nghiệm. Và việc chọn lấy một ngành học để theo đuổi và phát triển nó trong tương lai thật sự. Vậy nên hãy suy nghĩ cũng như có được sự lựa chọn đúng đắn nhé!
Đọc thêm: KỸ NĂNG PHỎNG VẤN CÁC NGÀNH TIỀM NĂNG HIỆN NAY
Công việc thiết kế đồ họa xuất hiện hầu hết các ngành vì thế nhu cầu tuyển dụng kỹ năng thiết kế đồ họa càng cao. Nhất là trong tình hình kinh doanh online phát triển mạnh mẽ, yêu cầu phải tạo ra những hình ảnh ấn tượng, thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
Vài năm trở lại đây, ngành Kiến trúc nội thất dần trở thành chủ đề “hot” và là nguyện vọng của nhiều bạn trẻ với năng khiếu nghệ thuật cùng sự đam mê sáng tạo. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng cho ngành này cũng tăng lên đáng kể và cơ hội việc làm cũng được mở rộng với mức thu nhập trung bình có phần cao hơn so với các ngành khác.
Ngày nay nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ở nước ta ngày càng nhiều trước xu thế hội nhập và phát triển của đất nước. Kỹ sư là một trong các nhóm ngành nghề phổ biến hiện nay. Đây cũng là nhóm nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Vậy, kỹ sư là gì? Và cơ hội việc làm với ngành kỹ sư như thế nào? Hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Dựa vào kinh nghiệm và kiến thức về AutoCAD, hãy khám phá cơ hội nghề nghiệp, kỹ năng cần thiết, mô tả công việc và mức lương. Bạn sẽ tìm thấy cách tìm công việc AutoCAD phù hợp với bạn.
Ngành kiến trúc hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều cơ hội cho những người yêu thích lĩnh vực này. Với sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp, nhu cầu về các công trình kiến trúc ngày càng tăng. Cùng Viecoi tìm hiểu về ngành kiến trúc kỹ hơn trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Trong thế giới số đang phát triển không ngừng, vai trò của UX/UI Designer ngày càng quan trọng. Đây là những chuyên gia tạo ra giao diện thân thiện và trải nghiệm người dùng tối ưu cho các ứng dụng, website và sản phẩm số. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nghề UX/UI Designer: công việc họ làm gì, kỹ năng cần có, cơ hội việc làm, mức lương và những điều cần xem xét khi theo đuổi ngành này. Hãy cùng khám phá thế giới đầy màu sắc và sáng tạo của UX/UI Designer.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, khiến vai trò của Kỹ sư Trưởng ngày càng quan trọng. Trên thực tế, họ không chỉ giữ chìa khóa cho sự tiến bộ công nghệ, mà còn là trụ cột trong việc giữ vững nền kinh tế. Bài viết này sẽ đưa bạn qua hành trình để hiểu rõ hơn về vị trí Kỹ sư Trưởng – từ khám phá nghề nghiệp, kỹ năng cần thiết, cơ hội việc làm, mức lương cụ thể đến việc xem xét các điều kiện liên quan. Được trang bị đầy đủ kiến thức, bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về vị trí này và có thể xác định xem đây có phải là con đường sự nghiệp phù hợp với bạn hay không.
Vẽ tay không chỉ là một hình thức nghệ thuật đơn thuần, mà còn là một ngành nghề đầy tiềm năng cho những người đam mê sáng tạo. Cùng khám phá vẽ tay là gì, những kỹ năng cần thiết để trở thành họa sĩ vẽ tay chuyên nghiệp, cơ hội việc làm và mức lương mà ngành này mang lại. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xem xét các điều kiện liên quan đến ngành vẽ tay để giúp bạn hiểu rõ hơn về con đường nghề nghiệp này. Bài viết không chỉ phân tích sự thật về thực trạng ngành vẽ tay, mà còn cung cấp những lời khuyên thiết thực giúp bạn tiếp cận nghề này một cách chuyên nghiệp.
Việc làm kỹ năng AI tại Việt Nam đang mở ra những cơ hội mới mẻ và triển vọng rộng lớn. Trong thời đại số hóa, AI đóng một vai trò quan trọng, từ việc cải thiện hiệu suất công nghiệp đến việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho người tiêu dùng. Đối với những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này, việc nắm bắt kiến thức, kỹ năng và công cụ là yếu tố quan trọng. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực AI, yêu cầu công việc, mức lương, cơ hội đào tạo và triển vọng của ngành trong tương lai tại Việt Nam.
Trong thời đại số hóa ngày nay, kỹ năng After Effect đã trở nên không thể thiếu trong ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất video và quảng cáo. Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia có kỹ năng After Effect đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người lao động trẻ. Mức lương, khả năng phát triển và triển vọng tương lai là những yếu tố quan trọng khi xem xét nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc đào tạo chất lượng và tham gia cộng đồng chuyên nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chuyên viên After Effect.