Đang xử lý
Nội dung
Gỗ công nghiệp hiện nay thường có hai thành phần cơ bản là cốt gỗ và bề mặt gỗ. Cốt gỗ công nghiệp được dùng keo hoặc hóa chất kết hợp với vụn gỗ để làm ra tấm gỗ. Cốt gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu tận dụng như ngọn, cành của các cây gỗ tự nhiên. Cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay như cốt MDF, MFC, HDF, Plywood. Cốt gỗ công nghiệp chia làm cốt thường và cốt chống ẩm. Cốt gỗ công nghiệp sẽ được dán lớp phủ bề mặt giúp hạn chế trầy xước và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Các lớp phủ bề mặt phổ biến được dùng cho nội thất gỗ công nghiệp là lớp phủ Melamine, Laminate, Acrylic hay sơn PU. Tấm gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất thường có độ dày 9mm, 17mm, 24mm và kích thước tiêu chuẩn của nó là 1220mm x 2440mm.
Gỗ tự nhiên sẽ được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa hay tinh dầu. Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất trực tiếp mà không qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu nào khác. Đặc biệt gỗ tự nhiên chính là hình thù độc đáo của vân gỗ cùng nhiều màu sắc khác nhau. Chính điều này khiến các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang đến một vẻ đẹp riêng. Giá thành của gỗ tự nhiên cũng đắt hơn so với gỗ công nghiệp khá là nhiều. Từ một cây gỗ với kích thước hạn chế để tạo ra những sản phẩm nội thất đa dạng kích cỡ thì công đoạn chế biến gỗ đòi hỏi rất nhiều công sức và sự tỉ mỉ của người thợ. Điều này cũng góp phần làm cho chi phí sản xuất nội thất gỗ tự nhiên cao hơn sản xuất nội thất gỗ công nghiệp.
Do sự khác biệt về nguyên liệu đầu vào của gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp dẫn đến quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của hai loại gỗ này cũng sẽ có các công đoạn khác nhau.
Bước 1: Đọc bản vẽ
Sau khi tiếp nhận bản vẽ từ bộ phận thiết kế thì kiến trúc sư sẽ phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế, đưa ra điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của quá trình sản xuất.
Bước 2: Thống kê các loại vật tư nguyên liệu
Dựa trên những bản vẽ chi tiết, đội ngũ kiến trúc sư thống kê các loại vật tư nguyên liệu để sản xuất. Vật tư, nguyên liệu được thống kê theo từng hạng mục như: gỗ, phụ kiện đi kèm, thiết bị nếu cần và các nguyên liệu hỗ trợ cho quá trình hoàn thành đơn hàng. Vật tư, nguyên liệu sau khi được thống kê sẽ chuyển qua kế toán để tiến hành nhập nguyên vật liệu về phục vụ cho quá trình sản xuất các đơn hàng.
Bước 3: Gia công sơ bộ
Đo kích thước cụ thể, tiến hành phân loại vật tư cho từng loại phần việc.
Bước 4: Gia công sản phẩm
Dựa trên bản vẽ chi tiết sẽ tiến hành cắt những tấm gỗ công nghiệp ra thành nhiều tấm có kích thước chi tiết theo như bản vẽ. Dựa trên bản vẽ 3D để cắt bề mặt gỗ, sắp xếp vào các vị trí cho thích hợp.
Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp thành sản phẩm
Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết. Với những sản phẩm có sẵn lớp phủ bề mặt như Melamine, Laminate…kiến trúc sư sẽ kiểm tra lần cuối về độ chính xác so với bản vẽ ban đầu và chỉnh sửa nếu cần thiết. Với những sản phẩm cần có sơn PU để hoàn thiện sẽ được kiểm tra về kết cấu sản phẩm trước khi đưa sang phòng sơn.
Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm
Các sản phẩm thô đạt chuẩn và đúng kích thước sẽ được bộ phận sơn tiến hành thực hiện quy trình sơn. Sản phẩm thô chưa đạt chuẩn sẽ chuyển lại bên mộc để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Bước 7: Kiểm tra sản phẩm
Kiến trúc sư kiểm tra lần cuối về kích thước, màu sắc và tính thẩm mỹ của từng sản phẩm. Với trường hợp cần chỉnh sửa sẽ điều chỉnh lại để đạt được sự hoàn hảo nhất cho sản phẩm.Nghiệm thu sản phẩm sau đó chuyển khâu đóng gói và vận chuyển hàng hóa.
Bước 8: Đóng gói sản phẩm
Sản phẩm sẽ được đóng gói cẩn thận để tránh bị xây xước trong quá trình vận chuyển. Tiếp theo sẽ thông báo bộ phận kinh doanh liên hệ khách hàng để lên lịch vận chuyển, lắp đặt. Điều phối người lắp đặt sản phẩm cho khách hàng
Bước 9: Nghiệm thu sản phẩm
Kiểm tra vị trí lắp đặt và bản vẽ rồi tiến hành lắp đặt sản phẩm. Cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao sản phẩm nội thất cho khách hàng.
Quy trình sản xuất đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên cũng có các bước tương tự như sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, có một vài công đoạn được bổ sung khác so với gỗ công nghiệp vì đặc điểm khác nhau của hai loại gỗ này.
Bước 1: Đọc bản vẽ
Bước 2: Thống kế vật tư, nguyên liệu
Bước 3: Xẻ gỗ
Từ những khối gỗ lớn sẽ được xẻ thành những thanh hoặc tấm gỗ có kích thước theo yêu cầu sử dụng. Tay nghề của người thợ xẻ gỗ rất quan trọng trong khâu này. Với những người thợ có kinh nghiệm sẽ chọn được những phương án xẻ gỗ không bị hao gỗ mà còn cho ra những tấm gỗ không bị lỗi.
Bước 4: Sấy gỗ
Gỗ sau khi được xẻ sẽ được tẩm chất chống mối mọt và đưa vào lò sấy khô. Với gỗ được chuẩn bị trước càng lâu thì hàm lượng nước có trong gỗ càng giảm vì được hong phơi trong điều kiện tự nhiên, do đó chi phí và thời gian sấy gỗ cũng sẽ giảm. Thời gian sấy gỗ phải đảm bảo nhiệt độ trong lò luôn nằm trong giới hạn mức độ tiêu chuẩn. Nhiệt độ luôn phải ổn định nếu không sau khi ra lò gỗ sẽ bị biến dạng, cong vênh hoặc nứt nẻ. Độ ẩm của gỗ sau khi sấy đảm bảo ở mức độ ẩm 15%, đây là điều kiện tiêu chuẩn của gỗ sau khi sấy.
Bước 5: Lọc gỗ
Sau khi sấy gỗ sẽ được phân loại dựa vào tiêu chí: Bề mặt gỗ mịn, rắn chắc, vân đẹp, màu tự nhiên, không bị nứt nẻ, cong vênh. Những tấm gỗ không đạt yêu cầu sẽ được tận dụng và chuyển sang mục đích sử dụng khác.
Bước 6+ 7: Gia công sơ bộ và gia công sản phẩm
Gỗ xẻ => Bào ròng => Cắt => Ghép => bào 4 mặt => Phôi nguyên liệu.
Ở công đoạn này cũng cần sự tỉ mỉ hơn so với gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên cần bào, gọt, đục, đẽo để gia công được những sản phẩm mộc thật tinh tế, tỉ mỉ.
Bước 8: Chuẩn bị để lắp ráp
Bước 9: Hoàn thiện sản phẩm
Giai đoạn sơn sản phẩm gỗ tự nhiên cũng cần nhiều công đoạn hơn so với sơn phủ ở gỗ công nghiệp. Giai đoạn sơn sản phẩm gỗ tự nhiên cần thông qua các bước sau: Sơn lót lần 1 => Lắp ráp lần 1 => Sơn lót lần 2 => Lắp ráp lần 2 => Bả sản phẩm => Sơn phủ màu theo thiết kế => Sơn phủ bóng. Tất cả các công đoạn khác trong quy trình sản xuất đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên tương đương với quy trình sản xuất đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp.
Bước 10: Kiểm tra sản phẩm
Bước 11: Đóng gói sản phẩm.
Bước 12: Lắp đặt và nghiệm thu sản phẩm.
Trên đây là quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất mà Viecoi đưa ra. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất những đồ nội thất mà bạn hay dùng thế nào rồi phải không? Bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích khác nữa tại Viecoi nhé.
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa còn được gọi là ngành công nghệ tự động, là ngành quan trọng của thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Sự ra đời của các nhà máy sản xuất là lúc đánh dấu sự quan trọng của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa vẫn sẽ giữ vai trò trọng của mình khi mà các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn còn tồn tại. Chắc không ít bạn thắc mắc sau khi học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra làm gì? Mức lương bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.
Thời trang được xếp vào danh sách ngành công nghiệp “nghìn tỷ” của thế giới nhưng lại là ngành mà không hẳn người Việt Nam nào cũng sẵn sàng đầu quân. Vậy với đam mê thời trang thì nên học gì để có việc làm trong ngành này?
Ngày nay, đồ nội thất gỗ không chỉ tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà của bạn mà còn khẳng định đẳng cấp của chủ nhà. Đây là lý do chính khiến cho việc sử dụng nội thất gỗ ngày càng được các gia đình và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng đầu. Đằng sau sản phẩm nội thất đẹp, thẩm mỹ cao sẽ là cả một quá trình sản xuất phức tạp với công sức của nhiều kiến trúc sư và thợ lành nghề. Tuy nhiên, quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Viecoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công đoạn này.
Bạn là một người có niềm đam mê với ngành thời trang và đang muốn trở thành một Kỹ sư Công nghệ dệt, may nhưng mà lại đang băn khoăn chưa biết cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ dệt may ra sao? Bài viết dưới đây Viecoi sẽ giúp những bạn đang có mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ dệt, may giải đáp những mối quan tâm này.
Chúng ta thường chỉ nắm được công việc được giao mà không nắm rõ bản chất. Một nhân viên quản lý chất lượng hay một nhân viên làm việc trong công xưởng mà không nắm rõ được quản lý chất lượng là gì thì khó mà có thể hoạt động tốt được. Vậy hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu rõ vấn đề này nhé.
Điện lạnh là một từ ngữ khá quen thuộc với chúng ta trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Vậy Điện lạnh là gì? Làm ngành Điện lạnh cần có những kỹ năng gì? Ngoài ra thì cũng nhiều người thắc mắc sự khác nhau giữa điện lạnh và điện dân dụng như thế nào? Bài viết sau đây Viecoi sẽ giúp các bạn hiểu về điện lạnh cũng như giúp các bạn trả lời tất cả các câu hỏi à bạn đang băn khoăn.
Công nghệ thực phẩm là sự kết hợp của các kỹ thuật và quy trình vật lý, hóa học hoặc vi sinh để làm biến đổi các thành phần thô thành những thực phẩm cần thiết. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc về quy trình làm ra những chiếc kẹo mà bạn hay ăn hàng ngày như thế nào? Hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa bao nhiêu là đủ? Bảo quản đồ ăn như thế nào để giữ được chất dinh dưỡng? Bài viết sau đây Viecoi sẽ giúp bạn trả lời tất cả liên quan đến cơ hội việc làm của ngành công nghệ thực phẩm.
Trong giai đoạn triển khai và phát triển công nghiệp, một trong những ngành được “ưu ái
Để thực hiện công việc Nhân viên kho phụ tùng một cách hiệu quả, bạn cần có sự hiểu biết rõ ràng về vị trí này. Đây là vị trí đòi hỏi kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian và kỹ năng giao tiếp tốt. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một Nhân viên kho phụ tùng, cơ hội việc làm, mức lương cụ thể và các yếu tố liên quan khác. Hãy đọc tiếp để nắm bắt thông tin chi tiết và sẵn sàng trở thành một Nhân viên kho phụ tùng chuyên nghiệp.
Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề Phụ Kho - một nghề đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm. Đến với chúng tôi để khám phá kỹ năng, công việc và mức lương trong lĩnh vực này.