Đang xử lý
Nội dung
Làm thế nào để có thể trở thành một nhân viên Marketing chuyên nghiệp? Yêu cầu về kỹ năng và công việc nhân viên marketing là gì?
Thông qua bài viết này, Viecoi sẽ mang đến cho bạn chi tiết về công việc của một nhân viên marketing và việc làm nhân viên marketing tuyển dụng hiện nay dành cho bạn.
Nhắc tới marketing nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm của nó và càng không biết rõ nhân viên marketing là sẽ làm những công việc gì. Nhiều người lại cho rằng nhân viên marketing chính là những người đi tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trong các siêu thị, đại lý, trung tâm thương mại, các sự kiện,...Tuy nhiên, cách hiểu này lại chưa thật sự đúng và rõ về công việc của một nhân viên marketing.
Trước hết, mọi người cần hiểu rõ marketing là gì? Marketing là một hình thức kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Marketing bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, thương hiệu và duy trì mối quan hệ đó.
Nhân viên marketing là là người thực hiện các kế hoạch marketing đề ra, đảm bảo hoạt động diễn ra trơn tru. Họ là người nghiên cứu, phân tích thị trường, và đưa chiến lược cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng. Ngoài ra, nhân viên marketing còn là người có những ý kiến sáng tạo nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến mọi người.
Đọc thêm: Cách tạo CV hấp dẫn cho Nhân viên Marketing
Tùy vào từng mảng công việc mà mỗi nhân viên marketing sẽ làm những công việc khác nhau, đây là những công việc dường như một nhân viên marketing nào cũng sẽ phải làm qua.
- Do market research: Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tượng khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thị phần,...
- Identify trends and customer insights: Xác nhận xu hướng của thị trường và những suy nghĩ ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
- Come up with ideas of logo, slogan, packaging, design: Đưa ra các ý tưởng về logo, slogan, thiết kế bao bì và các sản phẩm của công ty.
- Writing content for website and social media, create commercial clip: Viết nội dung cho trang web và các trang xã hội, tạo ra clip quảng cáo..
- Plan to advertise and promote products: Lên kế hoạch quảng bá sản phẩm.
- Implement advertise campaigns: Triển khai các chiến dịch quảng cáo.
- Sending email marketing: Gửi email để quảng bá sản phẩm, mời tham dự các sự kiện quảng bá sản phẩm.
- Holding marketing communications (includes all press events, seminars, conferences, ceremonies, dinners and magazine publications): Tổ chức các buổi họp báo, hội thảo hay tri ân khách hàng để giới thiệu về công ty và sản phẩm.
- Execute public relations, product development, trade shows exhibition, online marketing, forum seeding, SEO management, sponsorship: Thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng, tài trợ, phát triển sản phẩm, triển lãm tại hội trợ, marketing trực tuyến, quảng bá trên các diễn đàn, quản lý SEO.
- Evaluate and analyze the performance of marketing campaigns: Đánh giá và phân tích số liệu các chiến dịch marketing.
- Report and set revenue targets for future business: Báo cáo và đưa ra các mục tiêu doanh thu trong tương lai.
Trong kinh doanh, hành vi của khách hàng thay đổi rất nhanh chóng, bất kì sự thay đổi nhỏ của thị trường, chiến dịch quảng cáo của đối thủ cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng. Xu hướng cũng thay đổi liên tục, là một nhân viên marketing cần phải có khả năng thích ứng linh hoạt với mọi sự thay đổi của thị trường và xu hướng, bình tĩnh xử lý các vấn đề nhanh chóng.
Để có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng, hiểu được mong muốn, nguyện vọng của khách hàng thì nhân viên marketing cần có khả năng quan sát từng chi tiết nhỏ và lắng nghe, thấu hiểu từng lời nói, ý kiến của khách hàng. Từ đó có thể đề ra những phương án cải tiến sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch quảng bá sản phẩm bắt kịp xu hướng thị trường,...
“Sáng tạo hay là chết” chính là câu nói quen thuộc mà các nhân viên marketing ai cũng từng nghe. Sáng tạo là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi nhân viên marketing vì luôn cần có những ý tưởng cho các chiến dịch quảng bá, phát triển sản phẩm mà khác biệt giữa doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác để cạnh tranh tiếp cận được khách hàng.
Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho nhân viên marketing. Vì nhân viên marketing phải giao tiếp, đàm phán với khách hàng, làm việc với đối tác, đồng nghiệp với nhau,...Một nhân viên marketing chuyên nghiệp là sẽ biết linh hoạt cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng mà mình tiếp xúc.
Một chiến dịch marketing không thể nào thực hiện bởi một cá nhân mà cần sự đóng góp của một tập thể. Một nhân viên marketing cần có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để làm việc với các thành viên của nhóm và các phòng ban khác để đảm bảo chiến dịch marketing có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Kỹ năng sale không phải chỉ có ở mỗi nhân viên bán hàng, một nhân viên marketing giỏi là người có thể vừa đưa khách hàng tiếp cận được sản phẩm/dịch vụ của công ty vừa có thể làm khách hoàng đồng ý mua và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Đọc thêm: Kỹ năng sale thu hút khách hàng
Đây là nhóm những người sẽ chịu trách nhiệm về thương hiệu của doanh nghiệp. Họ sẽ là những người quản lý các yếu tố liên quan đến thương hiệu như nhận diện thương hiệu. Brand team sẽ lên các chiến dịch phát triển thương hiệu nhằm đưa thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, gửi gắm được giá trị của thương hiệu đến khách hàng. Những nhân viên marketing làm thương hiệu phải có sự logic, phân tích dữ liệu tốt, nắm bắt được xu hướng của hành vi khách hàng.
Đây là nhóm những người sẽ chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàng để hỗ trợ team marketing đề ra các chiến dịch marketing hợp lý, hiệu quả. Những nhân viên marketing làm nghiên cứu là những người có khả năng am hiểu thị trường, thích ứng nhanh, tỉ mỉ với những con số để đưa ra những phân tích và tổng hợp đưa đến team marketing và khách hàng.
Sau khi Brand team đưa ra định hướng phát triển và dựa trên những phân tích về hành vi khách hàng của Research team thì Creative team chính là những người đưa ý tưởng thành chiến dịch. Những ý tưởng đó cần biến thành những thứ dễ nghe, dễ để khách hàng ghi nhớ sản phẩm như banner, TVC, MV ca nhạc,...Nói những nhân viên marketing làm Creative là những kẻ “buôn” ý tưởng cũng không sai, nhưng sáng tạo thôi thì vẫn chưa đủ và không phải lúc nào cũng cần sáng tạo quá mức, mà còn phải dựa trên kịch bản và sự liên kết với nhau.
Mọi chiến dịch quảng cáo có thể đưa khách hàng tiếp cận đến sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu nhiều hơn, tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng hơn nhưng hầu hết 70% quyết định mua hàng xảy ra tại điểm bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị, sự kiện,...Các nhân viên marketing làm Trade chính là những cô gái, chàng trai tại các quầy hàng trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp tại các điểm bán để giới thiệu, thu hút người tiêu dùng lựa chọn sản phảm của mình, cạnh tranh với các đối thủ khác.
Mức lương của nhân viên marketing được chia theo từng cấp bậc, từ vị trí thực tập sinh khởi điểm chỉ 2 - 5 triệu cho đến các vị trí cấp cao như giám đốc có thể đạt mức 50 - 60 triệu.
- Thực tập sinh Marketing: Có mức lương từ 2 - 4 triệu một tháng.
- Nhân viên Marketing: Có mức lương từ 7 - 20 triệu một tháng, tùy theo năm kinh nghiệm.
- Trưởng phòng Marketing: Có mức lương từ 20 - 30 triệu một tháng, tùy theo từng doanh nghiệp và năm kinh nghiệm.
- Giám đốc Marketing: Có mức lương từ 30 - 60 triệu một tháng, tùy theo doanh nghiệp và trình độ, kỹ năng.
Nhân viên marketing sáng tạo nội dung là những người sản xuất ra những nội dung cho các chiến dịch quảng cáo để phát triển thương hiệu, thúc đẩy doanh số và tỷ lệ chuyển đổi. Xây dưng nội dung cho các kênh truyền thông như Website, Facebook, Tiktok, Twitter,...Sáng tạo Slogan, nội dung cho một số sản phẩm mới, sự kiện và chương trình, thương hiệu khách hàng.
Công việc Content Marketing này đòi hỏi nhân viên marketing phải có kiến thức chuyên môn về: quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng và marketing. Đặc biệt là khả năng trình bày tốt các ý tưởng để truyền đạt đến người đọc dễ thuyết phục hơn. Và khả năng sáng tạo là yếu tố quan trọng trong vị trí nhân viên marketing sáng tạo nội dung và chịu được áp lực bởi deadline và khi bị bí ý tưởng.
Việc làm Nhân viên Content Marketing
Nhân viên marketing SEO là làm các công việc như xây dựng backlink, tối ưu hóa website để đưa website của doanh nghiệp lên vị trí trang đầu (TOP 10) trong kết quả của các công cụ tìm kiếm. Công việc này đòi hỏi nhân viên marketing cần có kiến thức về quản trị website, kiến thức về Google Ads, kiến thức về SEO, marketing,...
Đọc thêm: Những kiến thức cơ bản về SEO
Để có thể phân tích đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu để đưa ra các từ khóa tối ưu hiệu quả. Viết các bài chuẩn SEO, Tối ưu website bằng các nội dung, link,...Sử dụng các công cụ SEO và phương pháp marketing để kéo traffic đẩy mạnh kết quả hiển thị lên TOP.
Đọc thêm: Các công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
Việc làm Nhân viên Marketing SEO
Nhân viên marketing kinh doanh chủ yếu tập trung tại các điểm bán hàng, chú trọng vào trải nghiệm người dùng, hay chăm sóc khách hàng giới thiệu khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi nhân viên marketing có kỹ năng về bán hàng, giao tiếp và chịu được áp lực cao khi chạy chỉ tiêu doanh số nhưng bù lại mức lương cho công việc này khá cao vì có thêm hoa hồng cho mỗi sản phẩm.
Việc làm Nhân viên Kinh doanh Marketing
Nhân viên Digital Marketing sẽ thông qua công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu là internet để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Nhân viên marketing sẽ chịu trách nhiệm các mảng như quảng cáo, xử lý hình ảnh, quản trị website, phát triển web và mobile,..Đây là công việc hot trong ngành marketing vì tính chất công việc Digital Marketing phù hợp với nền công nghệ 4.0 và đòi hỏi nhiều kỹ năng như Google Ads,SEO, Email marketing, Social Media, Affiliate marketing,...Vì thế mức lương của một nhân viên marketing tại vị trí Digital marketing khá cao và cơ hội cho nhân viên Digital Marketing rất rộng mở.
Đọc thêm: Cơ hội cho nhân viên Digital Marketing
Việc làm Nhân viên Digital Marketing
Việc làm nhân viên marketing dù đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức nhưng vẫn luôn là ngành xu hướng trong cả hiện tại và tương lai. Cơ hội nghề nghiệp của một nhân viên marketing sẽ ngày càng rộng mở nếu luôn trau dồi kiến thức và kĩ năng.
Qua những thông tin hữu ích mà Việc Ơi đã tổng hợp, hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ công việc chi tiết của một nhân viên marketing là như thế nào.
SEO Website là một khái niệm đã khá quen thuộc với chúng ta, đây là một kênh Marketing khá phổ biến hiện nay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem SEO là gì và những thứ liên quan đến SEO nhé!
Với một thời đại mới đang mở ra trước mắt chúng ta, cùng với đó là sự phát triển đi lên vượt bậc trong xã hội mà ta có thể thấy rõ nhất chính là sự bùng mỏ mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính vì thế, không khó để hiểu rằng, muốn phát triển đất nước, muốn đất nước đi lên thì trước tiên phải phát triển được kinh tế. Kinh tế có tốt thì đất nước mới lớn mạnh và phát triển được, có thể coi kinh tế chính là nền móng của một quốc gia.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm sẽ giúp bạn vượt qua được rất nhiều khó khăn khi làm việc.
Nhắc đến tiếp thị thì không thể bỏ qua thị trường. Thị trường là nơi tiếp thị (marketing) được sinh ra, tồn tại bên trong nó. Thực sự tiếp thị là gì?
Có thể nói Tư vấn là công việc ổn định, nhàn hạ mà lại có thu nhập cao. Bởi vậy mà số lượng người muốn trở thành nhân viên tư vấn đang ngày càng tăng lên chóng mặt. Nhân viên tư vấn là một trong những bộ phận mà không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp hay một cơ sở bán hàng nào. Vị trí này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến số lượng hàng hóa sản phẩm được bán ra hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp đó. Nếu bạn đang muốn trở thành tư vấn viên và đang muốn tìm hiểu những cơ hội nghề nghiệp của công việc này hãy để Viecoi giúp bạn làm điều đó.
Dù kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào thì marketing là một việc rất quan trọng. Trong thời đại 4.0 thì ngành marketing lại càng được mở rộng. Vậy đồi với những bạn học marketing thì sẽ có những cơ hội nghề nghiệp như thế nào sau khi học xong? Hãy đọc những bài viết sau đây để biết cơ hội của ngành mình học và những “góc khuất” ít người nhìn thấy nhé.
Chuyên viên thu mua - một trong những vị trí trực thuộc bộ phận Purchasing/ Procurement ( Thu mua hàng ) của các công ty Logistics hay xuất nhập khẩu. Những người đảm nhiệm ở vị trí này chịu trách nhiệm tìm cũng như duy trì nguồn cung ứng dịch vụ, nguyên vật liệu với chi phí rẻ nhất, chất lượng tốt nhất và phối hợp cùng với bộ phận kinh doanh - sản xuất. Từ đó, đem lại nguồn lợi nhuận tối đa nhất có thể cho công ty, đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu phía khách hàng đề ra.
Thị trường bất động sản hậu covid 19 đang dần khôi phục, giá nhà đất liên tục tăng, nhiều công ty và nền tảng giao dịch bất động sản ra đời. Thị trường việc làm ngành bất động sản cũng trở nên sôi động và được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy sức cạnh tranh trong nghề này cũng ngày càng tăng đòi hỏi người nhân viên bất động sản phải trang việc những kiến thức và kỹ năng quan trọng nếu không muốn bị đào thải sớm.
Trong thời đại dựa trên trực tuyến, nơi phần lớn các giao dịch mua hàng được thực hiện trực tuyến, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã thực hiện bước nhảy vọt mang tính cách mạng từ quảng cáo bảng quảng cáo sang Digital Marketing ( quảng cáo kỹ thuật số).
Bây giờ bạn có thể đã nghe nói về sự cường điệu - kỹ năng Digital Marketing đang có nhu cầu nghiêm trọng và khoảng cách giữa nó được thiết lập để mở rộng, thị trường việc làm đang bùng nổ và các thương hiệu đang tập trung nhiều hơn vào Digital Marketing hơn bao giờ hết. Ngân sách lớn hơn , tăng lương và nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn chỉ là một số lợi ích mà các chuyên gia về Digital Marketing có thể mong đợi trong năm nay và hơn thế nữa. Tranh luận về việc nên chuyển hướng nghề nghiệp hay học gì tiếp theo? Bạn có thể muốn khám phá 7 lợi ích to lớn từ Digital Marketing mang lại cho bạn, không chỉ là kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn cả những kiến thức khổng lồ mà ngành nghề này mang lại. Nhưng trước tiên, hãy xem Digital Marketing là gì và những kỹ năng nào đang được yêu cầu khi bạn apply vào vị trí đó nhé!