Đang xử lý
Nội dung
Xuất khẩu là một ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao cho mỗi quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên hoặc tiền USD. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa được xuất khẩu thường là các loại nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, giày dép, quần áo, …Các mặt hàng này luôn cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia bằng việc quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ của quốc gia khác mà mình không có, không tự sản xuất được thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, các mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ như: máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…
Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là Import – Export) là một hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặt khác, còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu thì bạn sẽ thấy đây là một trong những việc cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn và tác động đến nhiều ngành khác. Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của các quốc gia. Xuất nhập khẩu là cầu nối quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với cả thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung các loại hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực sôi động với nhiều đặc thù khác nhau về các vấn đề thủ tục, giấy tờ, hải quan, thông quan, thuế, vấn đề pháp luật của các nước khác nhau. Điều này cho thấy xuất nhập khẩu là ngành khá lớn, tuy nhiên nó không đủ để lập thành một ngành học riêng. Vì thế ngành xuất nhập khẩu bao gồm chương trình học của các khoa như: Kinh tế, thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Luật, Logistics,...
Các ngành học giúp bạn có thể phát triển sâu trong ngành xuất nhập khẩu:
Các khối ngành kinh tế: kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, kinh tế ngoại thương,...
Các khối ngành Luật: Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế,...
Ngoài ra, còn một số ngành đặc thù như: Kinh tế vận tải thuỷ, Kinh tế Hàng hải, Kinh tế vận tải đường bộ, Kinh tế và du lịch, Khai thác vận tải, Thương mại điện tử, Công nghệ đa phương tiện, Logistics. Những ngành này phục vụ cho bạn trong công việc điều vận đơn, xe, kho bãi, nhân viên hiện trường, nhân viên thu mua
Bên cạnh đó các ngành học về Ngân hàng, thanh toán quốc tế cũng sẽ giúp bạn trong mảng Thanh toán Quốc tế của công ty xuất nhập khẩu.
Theo Đánh Giá Giáo Dục, các trường đại học có đào tạo ngành liên quan đến xuất nhập khẩu tốt nhất Việt Nam phải kể đến:
Trường đại học Ngoại thương Hà Nội
Trường đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH)
Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM
Trường đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Trường đại học Bách khoa Hà Nội
Trường đại học Hàng hải Việt Nam
Trường đại học Bách khoa TP.HCM
Trường đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Trường đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trường đại học Kinh tế quốc dân (NEU)
Trường đại học Thương mại - TMU
Trường đại học Kinh tế (UEB) - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Trường đại học Kinh tế - Tài Chính TP.HCM (UEF)
Một trong số những điều bạn cần biết khi muốn làm ngành xuất khẩu là những công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Đầu tiên, công việc của nhân viên ngành xuất nhập khẩu là nắm chắc khối kiến thức chung của toàn ngành. Sau đó, cần hiểu rõ về đặc điểm, quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình. Nhân viên xuất nhập khẩu là một người cầu nối giữa các doanh nghiệp, từ đó góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và hàng hóa nội địa được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các công việc cụ thể của các nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm như:
Làm việc trực tiếp với khách hàng, nhân viên xuất nhập khẩu cần tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng;
Nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp. Nhân viên tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng mặt hàng hóa;
Cùng với kế toán, nhân viên sẽ thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng, nhận thanh toán tiền bằng nhiều cách thức khác nhau;
Hoàn thành các thủ tục hải quan, kho bãi để quá trình xuất nhập khẩu diễn ra một cách suôn sẻ;
Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan cho hàng hóa;
Quản lý đơn hàng và các loại hợp đồng;
Tìm kiếm nhiều khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty;
Các nhân viên xuất nhập khẩu còn cần liên lạc thường xuyên, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp. Báo cáo công việc nội bộ và tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh các chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả.
Khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu, nếu kiến thức là phần cần nắm vững thì kỹ năng là thứ không thể thiếu. Một số kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu bao gồm:
Ngoại ngữ
Nếu ở một số công việc khác, bạn chẳng cần tiếng anh thì đây là ngành phải có tiếng Anh thông thạo. Từ việc đọc hiểu chứng từ, giao tiếp, email, gặp gỡ hay đến đàm phán đều cần tiếng Anh. Biết thêm các ngoại ngữ khác cũng sẽ là lợi thế với bạn.
Kỹ năng sử dụng thành thạo sale B2B web/apps/tìm kiếm thông tin
Kỹ năng này là bắt buộc đối với nhân viên Sales quốc tế. Bạn phải sử dụng thành thạo kỹ năng sale B2B webs, Internet, PR cho các thương hiệu của công ty mình,… Một số app hiện nay đang rất thịnh hành như Wechat, Whatsapp, Viber, Line,… Những app này phổ biến để làm việc mà không cần sử dụng email.
Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp
Để thuyết trình và thuyết phục tốt bạn cần phải đánh giá được tâm lý khách hàng, biết cách giải quyết vấn đề nhanh, nhạy bén. Việc xử lý mâu thuẫn, nhận định khách hàng cũng cần có sự khéo léo. Giao tiếp tốt là biết cách tạo dựng các mối quan hệ, mở rộng các mối quan hệ khách hàng mới. Giao tiếp và thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu đối với mọi nhân viên xuất nhập khẩu.
Kỹ năng tin học văn phòng
Đối với một người nhân viên xuất nhập khẩu, việc sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel và Outlook là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra họ cần sử dụng các tools, phần mềm để theo dõi, chăm sóc khách hàng khác của từng công ty.
Các kỹ năng mềm khác:
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và sắp xếp công việc, tổng hợp, lên kế hoạch và hoàn thiện deadline.
Kỹ năng làm việc độc lập, chủ động và tích cực.
Biết cách giải quyết vấn đề.
Sáng tạo, không ngừng học hỏi cái mới.
Biết giữ vững lập trường của mình, tranh biện thuyết phục.
Ngoài ra, cần các kỹ năng làm việc teamwork.
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.
Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, để làm trong ngành này bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:
Incoterms: là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
UCP: là viết tắt của cụm từ The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
CO: là viết tắt của cụm từ Certificate of Origin, đây là giấy chứng nhận xuất xứ
CQ: là viết tắt của cụm từ Certificate of Quality, đây là giấy chứng nhận.
CO và CQ là hai khái niệm thường được gắn liền với nhau để chỉ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Trên đây là những chia sẻ cần thiết mà một nhân viên xuất nhập khẩu cần có. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng thể hơn về ngành xuất nhập khẩu. Chúc bạn thành công!
Hàng hải có phải ngành mang lại nhiều cơ hội việc làm hay không? Cùng tìm hiểu với Viecoi.vn để có đáp án cho câu hỏi này và biết thêm thông tin về những đặc điểm, yêu cầu cũng như xem triển vọng của ngành nghề này trong tương lai ra sao!
Phải chăng khi nhắc đến cụm từ “ hàng không” mọi người liên tưởng ngay đến hình ảnh những cô nàng tiếp viên xinh đẹp, lịch thiệp xuất hiện với những cử chỉ thân thiện kèm những nụ cười tươi tắn trên môi hay là những chàng trai ngành phi công giỏi giang, lực lưỡng và phong độ?
Với lợi thế là môi trường làm việc chuyên nghiệp, sôi động và cơ hội thăng tiến lý tưởng, ngành nhà hàng khách sạn đã, đang và sẽ thu hút đông đảo sinh viên từ mọi miền thế giới theo học tại những nền giáo dục lớn như Thụy Sĩ, Úc, Hà Lan, Pháp,…. Tuy nhiên, còn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ về ngành quản trị nhà hàng khách sạn cũng như cơ hội phát triển mà nó mang lại. Bài viết này Viecoi sẽ giúp bạn hiểu tại sao nên lựa chọn học quản trị nhà hàng khách sạn?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghề nghiệp Giáo viên - một sự nghiệp thực sự đầy thách thức nhưng cũng không kém phần thỏa mãn. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về nghề Giáo viên, từ kỹ năng cần thiết, mô tả công việc, cơ hội nghề nghiệp, đến mức lương và hơn thế nữa.
Công cụ liên quan đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực chính là Giáo dục. Không những vậy, giáo dục và đào tạo còn giúp nâng cao năng suất lao động thông qua kỹ năng, kiến thức, thái độ lao động của từng cá nhân. Vậy hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu xem Giáo dục và Đào tạo có vai trò như thế nào cũng như những cơ hội, thách thức mà ngành này đang gặp phải. Đặc biệt là muốn trở thành người trong ngành, bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu và sở hữu những yếu tố quan trọng nào nhé!
Ngành du lịch Việt Nam 2021 sẽ được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng, đa dạng và phong phú. Chính vì sự phát triển đó, ngành du lịch trở thành ngành nghề được nhiều bạn chọn lựa. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ ngành du lịch sẽ làm những công việc thế nào, đòi hỏi những yêu cầu ra sao chưa? Sau đây, viecoi sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề trọng điểm cần lưu ý khi theo ngành này nhé!
Tìm hiểu về ngành Bưu điện, nhu cầu việc làm và giá trị thị trường. Khám phá các kỹ năng cần có, mô tả công việc chi tiết, cơ hội việc làm và mức lương trong ngành. Đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn tìm kiếm và thành công trong việc làm tại ngành Bưu điện.
Một khía cạnh phong phú và không thể bỏ qua khi nhắc đến điều cần thiết trong đời sống hàng ngày của tất cả chúng ta chính là Thực phẩm. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng hàm lượng dinh dưỡng trong những thứ chúng ta ăn/uống đã đủ đảm bảo chưa? Làm thế nào để tránh tối đa sự mất chất khi bảo quản đồ ăn?... Những câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ khi bạn lựa chọn học ngành công nghệ thực phẩm - một trong những ngành nghề tưởng “dễ chơi” nhưng lại khiến nhiều người lầm tưởng và là một ngành nghề triển vọng trong thời phát triển ngày nay. Hãy cùng Viecoi.vn tham khảo ngành nghề này dưới bài viết này nhé!
Ngành xuất nhập khẩu vẫn là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Khi Việt Nam gia nhập TTP, mở ra cơ hội và thách thức vô cùng lớn cho ngành xuất nhập khẩu. Từ đó mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên ngành xuất nhập khẩu. Hiểu biết về các kiến thức ngành xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Viecoi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu và những yếu tố cần thiết của một nhân viên xuất nhập khẩu nhé.
Bài viết này giúp bạn hiểu rõ về nghề Giáo viên Tiếng Anh, từ kỹ năng cần có, mô tả công việc, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và nhiều hơn thế.