Việc làm tại nhà
  

Tìm việc làm: ViecOi có 505 tin tuyển dụng việc làm lĩnh vực Quản lý chất lượng (QA/QC)

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thị trường , tìm việc làm trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và người tìm việc.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm Quản lý chất lượng (QA/QC) ngày càng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho các ứng viên có thể tìm kiếm việc làm với thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến và phúc lợi tốt. Cùng Viecoi tham khảo việc làm online tại nhà, việc làm IT, việc làm Sales, việc làm Marketing,… và nhiều việc làm khác không yêu cầu kinh nghiệm đang tuyển dụng nhé!

Quản lý chất lượng (QA/QC) là hoạt động đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ dựa trên những tiêu chuẩn, quy định của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xã hội. Công việc chung của nhân viên quản lý chất lượng là kiểm soát, giám sát để ngăn ngừa, kịp thời phát hiện lỗi trong quá trình vận hành sản xuất. Bên cạnh đó, nhân viên quản lý chất lượng cũng chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng tới nguyên vật liệu và quy trình sản xuất. Để trở thành một nhân viên quản lý chất lượng ưu tú, bạn cần trang thị them các kỹ năng như: kỹ năng phân tích, tư duy logic, khả năng tổ chức, tính cẩn thận,…

Để trở thành một nhân viên xuất sắc, ngoài những kiến thức chuyên môn bạn cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết. Kỹ năng sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút được nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Quản Lý Chất Lượng (QA/QC) Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Cho Nhân Viên Quản Lý Chất Lượng Hiện Nay

Chúng ta thường chỉ nắm được công việc được giao mà không nắm rõ bản chất. Một nhân viên quản lý chất lượng hay một nhân viên làm việc trong công xưởng mà không nắm rõ được quản lý chất lượng là gì thì khó mà có thể hoạt động tốt được. Vậy hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu rõ vấn đề này nhé. 
  • 06/01/2023
  • |
  • Lượt xem: 6932

Quản lý chất lượng QA QC

Quản lý chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng là hoạt động xây dựng chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả dựa trên nhu cầu của khách hàng  nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xã hội. 

Quản lý chất lượng là một hoạt động chứ không chỉ đơn thuần là một hành động. 

Quản lý chất lượng là gì

Mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu trên các phương diện khác nhau, do đó quản lý chất lượng sẽ giúp chúng ta tạo ra một sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó như: tính an toàn, tính thao tác, độ tin cậy, tính kinh tế, tính ứng dụng,...

Nhân viên quản lý chất lượng

1. Nhân viên quản lý chất lượng là gì?

Nhân viên quản lý là người kiểm soát, kiểm tra, giám sát ngăn ngừa lỗi trong quá trình sản xuất. Nhân viên quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng như nguyên vật liệu, quy trình sản xuất. 

Nhân viên quản lý chất lượng

2. Mô tả công việc nhân viên quản lý chất lượng

  • Thực hiện tìm hiểu về yêu cầu về chất lượng sản phẩm: để có thể hiểu được những kỳ vọng và tiêu chuẩn đối với sản phẩm sản xuất.

  • Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào: Giúp kiểm soát được chất lượng đầu vào, hạn chế được những rủi ro trong các quy trình tiếp theo. Giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất và tránh mất thời gian.

  • Thực hiện kiểm tra sản phẩm mẫu đầu ra: Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt đúng chỉ tiêu tiêu chuẩn đã đề ra và đánh giá chất lượng chung cho các sản phẩm của cả quy trình đó.

  • Thực hiện kiểm tra hồ sơ, thông tin sản phẩm: giúp nhân viên quản lý chất lượng có thể nắm bắt được tình hình, chất lượng của từng dòng sản phẩm được sản xuất ra. Căn cứ thông tin để đề ra các kế hoạch, chiến lược nâng cao chất lượng phù hợp.

  • Thực hiện kiểm tra quy trình sản xuất: giúp nhân viên quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng về từng quy trình sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn trong suốt quy trình.

  • Thực hiện kiểm tra, giám sát quy trình sử dụng máy móc, thiết bị: giúp giảm thiểu các vấn đề hư hại trong quá trình sản xuất. Đảm bảo máy móc thiết bị đều hoạt động bình thường.

  • Báo cáo kết quả công việc: giúp cấp trên nắm bắt, và biết tiến trình của công việc đang thực hiện. 

3. Yêu cầu đối với nhân viên quản lý chất lượng

Mỗi doanh nghiệp sẽ đề ra các yêu cầu khác nhau về trình độ học vấn cũng như kỹ năng và các bằng cấp liên quan khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp đều đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng được: 

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan. Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ QC/QA.

  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tương.

  • Am hiểu về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quy trình giám sát chất lượng.

  • Khai thác hiệu quả công cụ phân tích dữ liệu và phân tích thống kê.

  • Có kinh nghiệm kiểm tra và thử nghiệm chất lượng; kinh nghiệm thực hiện các chương trình hành động khắc phục.

  • Sử dụng thành thạo phần mềm MS Office, phần mềm và cơ sở dữ liệu QC/QA .

  • Có kỹ năng giao tiếp, có khả năng phân tích, quản lý thời gian, điều hành và giải quyết vấn đề.

  • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực cao.

  • Thân thiện, hài hòa, cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu thêm về giấy chứng nhận kiểm soát chất lượng (ISO 9000,...), bằng ngoại ngữ (Nhật, Trung, Anh,...) 

Các phương pháp quản lý chất lượng

1. Kiểm tra chất lượng

Kiểm tra chất lượng là phương pháp đã xuất hiện từ lâu và tập trung chủ yếu vào giai đoạn cuối của dây chuyền sản xuất trước khi thành phẩm ra đời.
Phương pháp này được thực hiện theo cách thức tiến hành kiểm tra sản phẩm dựa trên các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đã được thiết kế hoặc theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng với khách hàng. Từ đó, việc kiểm tra sẽ loại bỏ những sản phẩm hư hỏng và phân loại sản phẩm theo các mức chất lượng khác nhau.

Kiểm tra chất lượng

2. Kiểm soát chất lượng toàn diện

Kiểm soát chất lượng toàn diện chính là sự phối hợp những hoạt động bao gồm marketing, thiết kế, so sánh, sản xuất, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán hàng một cách hiệu quả nhất. Các hoạt động này phối hợp từ sự nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của nhiều nhóm khác nhau trong cùng một tổ chức để tạo thành một hệ thống nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, cải tiến chất lượng sản phẩm làm thoả mãn nhu cầu khách hàng.

Quảng lý chất lượng toàn diện

3. Quản lý chất lượng toàn diện

Mục tiêu của phương pháp chính này là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn yêu cầu khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của phương pháp quản lý chất lượng toàn diện so với phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó như một sự tổng hợp của nhiều phương pháp nhằm cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý chất lượng, cải tiến những khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận, mọi cá nhân để đạt được các mục tiêu chất lượng đã đặt ra.

Phân biệt QA và QC 

Phân biệt Qa và QC

  QA (Quality Assurance) QC (Quality Control)

Định nghĩa 

QA là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc giữa các bên liên quan. QC là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm.

Công việc

                                             

  • Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển (development process) sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án. 

  • Đưa ra những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.  

  • Kiểm tra việc thực thi quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có đúng quy trình QA đã đề ra không.

  • Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.

  • Điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team đang thực hiện

  • Tìm hiểu, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case.
  • QC thực hiện việc test phần mềm trước khi giao cho khách hàng.

  • Viết script cho Automation Test (nếu áp dụng kiểm thử tự động).

  • Sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết.

  • Phối hợp với nhóm lập trình trong việc chỉnh sửa bug và báo cáo chi tiết cho Quản lý dự án hoặc các bên liên quan khác tuỳ dự án.

Kỹ năng
  • Hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của phần mềm

  • Có khả năng tổ chức, tư duy logic và có hệ thống.

  • Kỹ năng phân tích, làm việc dựa trên số liệu tốt.

  • Kiến thức rộng về các lĩnh vực của phần mềm mà team đang thực hiện.

  • Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ team và các team khác. Nhằm để khai thác thông tin về sản phẩm, dự án và ứng dụng nó vào việc xây dựng hệ thống quy trình.

  • Hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.

  • Kỹ năng viết code

  • QC phải có kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh của sản phẩm.

  • Người làm QC cần cẩn thận, kỹ tính. Vì công việc này đòi hỏi sự chính xác cao độ và chú ý đến mọi khía cạnh có thể có vấn đề của sản phẩm.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

Cơ hội việc làm cho nhân viên quản lý chất lượng 

Mặc dù đặc thù công việc phải chịu áp lực cao, công việc yêu cũng khá cao về trình độ và kinh nghiệm. Tuy nhiên, những năm gần đây quản lý chất lượng đang dần trở nên nghề Hot với giới trẻ. Bởi mức lương, quyền lợi, và phúc lợi xã hội tốt. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến, học tập và đào tạo tại nước ngoài cũng rất rộng mở 

Việc làm Quản lý chất lượng đang tuyển dụng

Qua bài viết trên, Viecoi.vn hy vọng có thể đưa đến bạn thêm nhiều kiến thức về ngành quản lý chất lượng. Hãy tìm cho mình một công việc phù hợp và hấp dẫn tại Viecoi.vn nhé.