Việc làm tại nhà
  

Tìm việc làm: ViecOi có 1,097 tin tuyển dụng việc làm lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thị trường , tìm việc làm trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và người tìm việc.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm Công nghệ kỹ thuật ngày càng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho các ứng viên có thể tìm kiếm việc làm với thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến và phúc lợi tốt. Cùng Viecoi tham khảo việc làm online tại nhà, việc làm IT, việc làm Sales, việc làm Marketing,… và nhiều việc làm khác không yêu cầu kinh nghiệm đang tuyển dụng nhé!

Công nghệ kỹ thuật là ngành môt lĩnh vực rộng lớn. Lĩnh vực này bao gồm các ngành nghề như Cơ khí, Xây dựng, Vận tải, Điện - Điện tử - Điện lạnh, các ngành liên quan đến kiến trúc sư, kỹ thuật,…. Công nghệ kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm từ cấp độ sơ khai đến khi hoàn thành. Công nghệ kỹ thuật áp dụng các kỹ thuật, thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất. Tùy thuộc vào các sản phẩm, đơn vị sản xuất, quốc gia mà có những công nghệ kỹ thuật được áp dụng phù hợp và hiệu quả khác nhau. Để có thể trở thành nhân viên ưu tú trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật đòi hỏi người làm trong ngành phải có trình độ chuyên môn cao, sự khóe léo, tỉ mỉ, cẩn thận, sức khỏe tốt và các yêu cầu kỹ năng khác mà ngành nghề yêu cầu.

Để trở thành một nhân viên xuất sắc, ngoài những kiến thức chuyên môn bạn cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết. Kỹ năng sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút được nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

THAM KHẢO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC NĂM 2021

Một trong những ngành học hấp dẫn cũng như thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học chính là Công nghệ sinh học. Hôm nay, Viecoi.vn sẽ cung cáp cho bạn vài thông tin cơ bản nhưng rất cần thiết của ngành Công nghệ sinh học nhằm giúp bạn đưa ra được quyết định có hay không lựa chọn học ngành này! 
  • 03/03/2023
  • |
  • Lượt xem: 3569

 

 

Khái niệm về ngành công nghệ sinh học theo định nghĩa cơ bản

Định nghĩa đơn giản về công nghệ sinh học mà bạn có thể hiểu là ngành vận dụng cũng như nghiên cứu những sinh vật sống kết hợp với quy trình, thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra một sản phẩm nhất định, từ đó sản xuất thành phẩm dựa trên quy mô công nghiệp. 

Những sản phẩm sinh học mang lại nhiều lợi ích cũng như bổ ích cao, phục vụ cho con người chính là thành phẩm từ ngành công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, ngành công nghệ sinh học còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và bảo vệ môi trường. 

Ngoài ra, đây là ngành tạo ra được những sản phẩm hiện hữu cụ thể như: sản xuất thuốc, điều chế và sản xuất những hóa chất liên quan về công nghiệp, phát triển cây trồng, vật nuôi, xét nghiệm trong y khoa…

Những học phần chính bạn cần đảm bảo khi chọn ngành công nghệ sinh học

Như đã nhắc đến bên trên, Công nghệ sinh học là một trong những ngành tiên tiến trong lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ của nhiều trường. Vì vậy mà những chương trình đào tạo sẽ được gắn liền và xây dựng dựa trên nền tảng của các công nghệ hiện đại, tiên tiến với khả năng giải quyết được những vấn đề thực tiễn trong Y dược và Thực phẩm, Lâm, Ngư,... Hơn thế nữa, các trường đào tạo luôn mang đến cơ hội cho các bạn sinh viên trong việc học tập, tiếp thu những kiến thức sâu rộng đồng thời cùng kỹ năng thực hành cùng những cơ quan có tầm cỡ liên quan. 

Bạn sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành, bao gồm cả trong và ngoài nước. Không những thế, hệ thống các phòng thí nghiệm tại các trường học cũng được cải tiến mỗi ngày để các bạn sinh viên có thể nắm chắc nhất những thay đổi bên ngoài. 

Ngoài ra, ngoài kiến thức chuyên ngành bạn còn nhận được những bài học liên quan đến quản lý, thực nghiệm, điều hành,... thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học. Thêm vào đó là cách chế biến phân tích các chỉ tiêu, vận dụng sáng tạo vào những điều đã học tại trường lớp vào thực tế sản xuất. 

Những học phần mà sinh viên được đào tạo trong chương trình tại các trường chuyên ngành là học phần Đại cương; Cơ sở ngành; Chuyên ngành và các kiến thức bổ trợ khác. Cụ thể: 

-        Học phần Đại cương bao gồm Văn hóa, Kinh tế, Xã hội các nước ASEAN, Quản trị học, Giao tiếp đa văn hóa,...

-        Học phần Cơ sở Ngành: Sinh hóa Đại cương, Đa dạng sinh học, Di truyền Đại cương,...

-        Học phần Chuyên ngành: Vaccine và Ứng dụng, Nuôi cấy mô Tế bào Thực vật, Sinh học về Protein… 

-        Kiến thức bổ trợ khác: Tiếng Anh B1-CEFR, 8 kỹ năng mềm, Tin học B

Những tố chất cần thiết - phù hợp với ngành công nghệ sinh học 

Tất cả các ngành học ít nhiều đều có sự yêu cầu nhất định về tố chất để thành công trong ngành, Công nghệ sinh học cũng không phải ngoại lệ. Vậy nên, khi học về ngành này, bạn cần cân nhắc và đảm bảo rằng bạn có: 

-        Đam mê với những điều liên quan đến ngành khoa học công nghệ. Bởi đây là ngành học có thời gian tiếp xúc với những công nghệ hiện đại rất thường xuyên nên nó đòi hỏi rằng bạn phải thực sự có đam mê để theo đuổi nó.

-        Sở hữu thành tích tốt về những môn học liên quan như Toán, Sinh, Hóa, bởi chỉ khi vững chắc những kiến thức này, bạn mới có nền tảng để tiếp thu những kiến thức chuyên sâu hơn nữa về ngành Công nghệ sinh học. 

-        Tố chất quan trọng và dường như là điểm khiến bạn có thể gắn bó lâu dài được với ngành công nghệ sinh học có lẽ chính là tư duy logic, tính cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi đặc thù của ngành phải thường xuyên làm việc trực tiếp trong phòng thí nghiệm cũng như tham gia vào những quy trình công nghệ sản xuất, chế biến liên quan đến các chi tiết nhỏ. 

-        Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng như thích ứng nhanh cũng là tố chất dẫn đến thành công mà bất kỳ ngành nghề nào cũng mong muốn chứ không riêng gì ngành công nghệ sinh học 

Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, bạn có thể làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể đảm nhận được ngay vào các vị trí đa dạng như: xây dựng và nghiên cứu các sản phẩm mới, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng, tư vấn, tự tạo lập công việc dịch vụ và sản xuất, giảng dạy,... thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học Thực phẩm và Sức khỏe, Khoa học Hình sự, Lâm nghiệp, Công nghiệp nhẹ…

Từ đó, bạn có thể ứng tuyển vào những lĩnh vực sau:

1. Ngành nghề công nghệ sinh học thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Với mục đích cải thiện, cải tạo giống cây trồng, công nghệ sinh học thuộc lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu và xây dựng lên những kỹ thuật canh tác mới, nghiên cứu liên quan đến quá trình phát triển, sinh trưởng và những chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học cũng đóng vai trò quan trong trong nghiên cứu chuyên phôi, tạo chế phẩm, phối giống để động vật phòng tránh được bệnh tật.

2. Lĩnh vực y dược liên quan đến công nghệ sinh học

Dễ dàng nhìn thấy được rằng, công nghệ sinh học đang hiện hữu cũng như ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y dược. Đặc biệt là việc liên quan đến chẩn đoán bệnh và sản xuất thuốc (các loại vắc-xin, kháng sinh, kháng thể, protein có những hoạt tính sinh học cao và an toàn cho người dùng)

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

Công nghệ lên men thuộc về sinh học trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm là rất quan trọng. Bởi thông qua công nghệ này, ta có thể dễ dàng lựa chọn được những chủng vi sinh vật sở hữu khả năng lên men tốt. Bên cạnh đó, còn có thể giúp sản xuất các chất giúp tăng hương vị thực phẩm, sản xuất những loại thức uống lên men, chế biến tinh bột…

4. Lĩnh vực bảo vệ môi trường ứng dụng công nghệ sinh học

Ứng dụng công nghệ sinh học trong Công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể nói là ứng dụng phổ biến nhất. Bởi khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thì vấn đề ô nhiễm môi trường theo đó cũng cần phải được giải quyết nhanh gọn hơn. Và công nghệ sinh học chính là điều mà người ta cần áp dụng. Vì chính công nghệ sinh học có thể giúp phân hữu các độc chất hữu cơ và vô cơ, phục hồi các quá trình trao đổi chất… 

Bên cạnh đó, ứng dụng này còn giúp bảo vệ môi trường bằng việc xử lý chất thải nhanh và an toàn như: xử lý chất thải công nghiệp, thu nhận những chất có ích qua quá trình lên men yếm khí, tránh  được sự cố dầu tràn… 

Bên trên là những thông tin mà Viecoi.vn muốn chia sẻ tới bạn về ngành công nghệ sinh học. Có thể thấy, đây là một ngành ngày càng phổ biến cũng như có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai và ở mọi lĩnh vực. Vậy nên, hy vọng bạn sẽ có được cái nhìn rõ hơn cũng như đưa được ra quyết định cho sự lựa chọn ngành nghề sau này của mình! 

VIỆC LÀM NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN