Tìm việc làm: ViecOi có 1,090 tin tuyển dụng việc làm

Truyền thông/Media là lĩnh vực quan trọng trong xã hội, truyền tải thông tin và giao tiếp. Ngành truyền thông hiện nay đang là một trong những ngành nghề Hot nhất của thế hệ Gen Z lựa chọn. Yêu cầu công việc gồm các kỹ năng viết, làm phim, sáng tạo và quản lý truyền thông. Cơ hội việc làm hứa hẹn, từ nhân viên tổ chức sự kiện, nhân viên media đến chuyên viên quan hệ khách hàng hay nhân viên PR,... Thị trường tuyển dụng việc làm truyền thông hấp dẫn, đa dạng với công ty truyền thông, quảng cáo, phim, truyền hình, truyền thông xã hội và kỹ thuật số. Điểm mạnh về các kỹ năng chuyên môn và sự sáng tạo sẽ giúp bạn nổi bật và thành công trong sự nghiệp ngành truyền thông.

Truyền Thông: Ngành HOT Trong Thời Đại Công Nghệ 4.0

Truyền thông là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất nhằm giúp khách hàng biết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • 06/01/2023
  • |
  • Lượt xem: 1727

Ngành truyền thông hiện nay đang là một trong những ngành nghề Hot nhất của thế hệ Gen Z lựa chọn. Truyền thông là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất nhằm giúp khách hàng biết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành truyền thông có xu hướng mở rộng qua các kênh internet, mạng xã hội,... Chính vì điều đó, doanh nghiệp cần một đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp để phát triển bền vững. Vậy nay bạn hãy cùng Viecoi.com tìm hiểu về ngành truyền thông, các chuyên ngành của ngành truyền thông và cơ hội việc làm nhé. 

ngành truyền thông

Định nghĩa về ngành truyền thông

Ngành truyền thông để chỉ các lĩnh vực liên quan đến sự kiện, event. Hiểu đơn giản hơn thì đây là ngành cung cấp những kế hoạch truyền thông và xây dựng chiến lược. Bên cạnh đó, ngành truyền thông không chỉ đơn thuần là hoạt động truyền thông, quảng cáo mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác. Các nhóm ngành truyền thông có những đặc điểm riêng, nhiệm vụ riêng. 

Những lưu ý khi lựa chọn ngành truyền thông

1. Truyền thông là ngành đòi hỏi sự sáng tạo mỗi ngày

Một số ngành nghề có thể không đòi hỏi sự sáng tạo. Nhưng riêng ngành truyền thông, sáng tạo là một trong các yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của một người làm trong ngành truyền thông. 

Xác định học truyền thông, là bạn phải xác định khổ luyện sáng tạo mỗi ngày. Sáng tạo mỗi ngày giúp hình thành thói quen và khả năng tư duy giúp giải quyết các vấn đề xảy ra bất ngờ. 

Sáng tạo không phải là định nghĩa gì quá cao siêu, nó chỉ đơn giản là việc rèn luyện trí não, khả năng quan sát, khả năng phân tích để đưa ra các ý tưởng, giải pháp cho một vấn đề nào đó

2. Ngành truyền thông đòi hỏi kiến thức liên ngành lớn

Ngành truyền thông là ngành đòi hỏi học một ngành biết nhiều ngành. Ví dụ, khi được giao một công việc liên quan đến việc quảng bá, quản lý fanpage về mỹ phẩm và làm đẹp. Thì ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn cần phải biết thêm về những kiến thức hư chăm sóc cho từng loại da như thế nào, sản phẩm công dụng ra sao, thành phần như thế nào,... để có thể truyền tải tới khách hàng về sản phẩm của mình một cách chính xác nhất. 

Bên cạnh đó, khi bạn làm truyền thông cho một lĩnh vực nào đó, không những bạn phải am hiểu về lĩnh vực đó, mà các kiến thức liên quan trong đời sống thường ngày.

3. Ngành truyền thông là một khái niệm rộng, cần phải lựa chọn đúng với thế mạnh và năng lực, năng khiếu và đam mê của bản thân

Như khái niệm về ngành truyền thông đã nói trên, truyền thông là một ngành với khái niệm rộng lớn. Trong trường sẽ dạy bạn rất nhiều kiến thức chuyên ngành truyền thông. Tuy nhiên bạn phải sáng suốt để nhận ra được thế mạnh của bản thân mình ở chuyên ngành nào. Khả năng và năng lực của bạn thân mình trong chuyên ngành đó có phù hợp hay không. 

Rất ít người có thể học và giỏi hết tất cả các chuyên ngành trong truyền thông, nên vì thế việc chọn một chuyên ngành làm thế mạnh và tập trung và nó là một lợi thế tốt cho cơ hội việc làm sau này.

 Đọc thêm: Cách xác định nghề nghiệp bạn thích

4. Ngành truyền thông gắn liền với công nghệ số

Chăm đọc báo, cập nhập các xu hướng hàng ngày sẽ giúp người làm truyền thông không bị tụt lùi về phía sau. Vì mỗi ngày đều có những thay đổi khác nhau, nên cập nhập xu hướng là điều tất yếu để giúp bạn có thể làm truyền thông một cách tốt nhất.

5. Có ý thức học tập và rèn luyện

Việc có ý thức học tập và rèn luyện là điều không phải chỉ học truyền thông mới cần. Nó cần thiết trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Phải nắm chắc lý thuyết thì phần áp dụng vào thực tiễn mới có hiệu quả và thành công. 

Các lĩnh vực chuyên ngành trong ngành truyền thông

1. Truyền thông báo chí (Journalism)

Truyền thông báo chí bao gồm hai lĩnh vực: Truyền thông vào báo chí.

  • Báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông, đưa tin đến người đọc, kết nối mọi người với nhau và truyền tải các thông điệp cần thiết. 

  • Truyền thông là việc đăng tải, đưa tin tức đến bạn đọc. Báo chí truyền thông làm nhiệm vụ lấy tin, đưa tin bằng nhiều phương thức, hình thức khác nhau.

truyền thông báo chí

2. Truyền thông thực hành (Communication Practice)

Truyền thông thực hành là chuyên ngành chuyên làm việc với báo chí (khác với làm event hay làm quảng cáo). Ngành truyền thông thực hành được biết đến là ngành quan hệ công chúng (PR). Nó là cầu nối giúp cho các bên hiểu nhau thông qua các chiến dịch, kế hoạch Marketing

truyền thông thực hành

3. Phương tiện truyền thông (Media)

Nhóm ngành phương tiện truyền thông có việc là sử dụng máy ảnh, máy quay, máy tính để tạo dựng nên các sản phẩm truyền thông chất lượng. THeo chuyên ngành này nghĩa là học để làm ra một bộ phim như phim tài liệu dạng báo chí hoặc là phim truyện bình thường, TVC quảng cáo, MV ca nhạc,... 

phương tiện truyền thông

4. Nghiên cứu truyền thông (Communications Studies)

Nghiên cứu truyền thông là lĩnh vực được thành lập với mục đích nhằm nghiên cứu những chiến lược, mọi loại hình truyền thông để thực hiện nghiên cứu các dự án truyền thông. Nhóm ngành này có vai trò, sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến những kết quả của truyền thông. Sự quan sát để tìm ra những định hướng mới chính là thói quen về hành vi của công chúng sẽ giúp truyền thông đúng hướng và tạo ra hiệu quả, sự hấp dẫn cho các sản phẩm truyền thông.

Các kỹ năng cần có khi làm trong ngành truyền thông

1. Sáng tạo

Theo thực tế, nếu làm truyền thông mà không sáng tạo thì sẽ không phát huy hiệu quả và mọi thứ sẽ bị theo lối mòn cũ. Ngành truyền thông được xây dựng và đóng góp dự trên sự tương tác của rất nhiều yếu tố. Người làm truyền thông cần hình thành ý tưởng sáng tạo, lối tư duy đổi mới, độc lạ để làm nổi bật doanh nghiệp giữa hàng nghìn doanh nghiệp.

2. Linh hoạt

Thị trường thay đổi dựa theo xu hướng và nhu cầu thay đổi mỗi ngày của người tiêu dùng. Vì vậy người làm truyền thông cần linh hoạt, nhanh chóng nắm bắt và ứng biến với những thay đổi đó

3. Năng động, nhiệt huyết

Ngành truyền thông yêu cầu khả năng đáp ứng khối lượng công việc và sự linh hoạt khi xử lý vấn đề. Yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ là sự năng động và nhiệt huyết với nghề. Chính vì vậy bạn phải nuôi dưỡng trong mình ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết để trở thành một nhân tố nổi bật trong ngành truyền thông

kỹ năng cần có khi làm truyền thông

4. Khả năng ứng xử

Người làm truyền thông cần biết cách giao tiếp khéo léo, khả năng thuyết phục, tạo dựng niềm tin với công chúng thông qua ngôn từ và hành động.

5. Kỹ năng quản lý

Công việc của ngành truyền thông thường xuyên phải thực hiện các chiến dịch, sự kiện,... do đó bạn cần phải rèn luyện kỹ năng quản lý và lên kế hoạch để đảm bảo thực hiện một cách thành công và đúng tiến độ.

Đọc thêm: Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc https://viecoi.vn/cam-nang-nghe-nghiep/chi-tiet-cac-ky-nang-mem-giup-ban-thanh-cong-266.html

Cơ hội việc làm ngành truyền thông

Truyền thông báo chí: 

  • Mô tả công việc: phóng viên đi lấy tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, viết bài,...

  • Mức lương: mức lương giao động khoảng từ 8.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng (tuỳ theo kinh nghiệm)

Việc làm Truyền hình - Báo chí - Biên tập

Truyền thông thực hành: 

  • Mô tả công việc: chuyên viên PR chuyên làm việc với các hình thức báo chí để tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng thương hiệu của công ty. Kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, hoạt động truyền thông nhằm đạt được mục tiêu đề ra

  • Mức lương: khoảng từ 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng 

Việc làm Đối ngoại - Truyền thông

Phương tiện truyền thông:

  • Mô tả công việc: sản xuất phim, thực hiện quay TVC quảng cáo, MV ca nhạc, phim tài liệu, thực hiện truyền thông bằng đồ họa inforgraphic,...

  • Mức lương: khoảng 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng

Việc làm truyền thông quay dựng

Nghiên cứu truyền thông: 

  • Mô tả công việc: chuyên viên tư vấn chiến lược truyền thông, chuyên viên xây dựng chiến lược truyền thông

  • Mức lương: khoảng từ 7.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng

Việc làm truyền thông tổ chức sự kiện

Hy vọng với những chia sẻ của Viecoi.vn từ bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành truyền thông và những yêu cầu của ngành. Từ đó sẽ tìm được một công việc hợp với sở trường, và đúng với ngành bạn đã được đào tạo để có thể phát triển tốt nhất.

 Đọc thêm: HIỂU RÕ KHÁN GIẢ ĐẾN TỪ ĐÂU, VIỆC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU SẼ CÀNG HIỆU QUẢ