Đang xử lý
Nội dung
Khi tiến hành tạo CV các ứng viên ngành IT nên chú ý 7 yếu tố như sau để tạo CV ấn tượng với nhà tuyển dụng của bạn ngay từ vòng ứng tuyển.
Nhiều ứng viên rất thích đặt tiêu đề như: “CV xin việc”; “Hồ sơ xin việc”; “Sơ yếu lý lịch” đối với CV tiếng Việt hay đơn giản là “Curriculum Vitae” với CV tiếng Anh, tại sao bạn không thể đổi tên CV một chút cho hấp dẫn nhà tuyển dụng, chẳng hạn như bạn có thể đổi tên CV kết hợp với tên của bạn được in đậm để thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đó là một ý kiến không tồi đúng không nào.
Giữa hàng trăm, hàng ngàn CV được gởi về mỗi ngày, thì việc họ phải đọc những CV dài dòng, lê thê, quá nhiều con chữ nhưng lại không đúng trọng tâm khiến cho nhà tuyển dụng rất mệt mỏi và thường quên mất những điểm trọng tâm của bạn. Vì vậy khi tạo CV cho dân IT, các ứng viên IT nên để ý đến độ dài của CV nhé.
Thay vì bạn dùng ý để diễn đạt lê thê, hãy nên dùng các ý dạng tóm tắt, liệt kê dễ dàng gây chú ý hơn nhiều. Bạn hãy thử xem 2 cách diễn đạt dưới đây, bạn sẽ biết cách nào hấp dẫn hơn nhé:
- “ Tôi có kinh nghiệm chuyên môn trong việc phân tích và xây dựng phần mềm. Tôi có khả năng làm việc độc lập, cũng như làm việc dưới môi trường áp lực cao. Hơn nữa về vốn tiếng anh giao tiếp của tôi rất tốt....”
- “ . Kinh nghiệm chuyên môn phân tích và xây dựng phần mềm
. Tiếng Anh giao tiếp tốt
. Có tinh thần học hỏi, làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt
. Chịu được môi trường làm việc áp lực, chăm chỉ, cần mẩn”
Nhà tuyển dụng chỉ có 60 giây để đọc một CV, vì thế CV của ứng viên cần súc tích để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, nên lược bỏ những thông tin không cần thiết để tạo CV ấn tượng.
- Thông tin cá nhân: Chỉ cần liệt kê các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, email, địa chỉ, số điện thoại,...Không nên đưa thêm các thông tin quá sâu vào gia đình như bố mẹ, anh chị em sẽ khiến CV dài và không hữu ích.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Không ghi lan man, ghi đúng trọng tâm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho nhà tuyển dụng thấy được kế hoạch của bạn rõ ràng.
- Quá trình học vấn: Chỉ cần ghi tường tận quá trình học vấn qua các năm, chỉ cần ghi bằng cấp hay cấp độ tốt nghiệp cao nhất.
- Liệt kê sở thích: Chỉ nên liệt kê những sở thích có hỗ trợ cho công việc.
Các ứng viên đừng phớt lờ với cách trình bày thống nhất, rõ ràng, sử dụng chữ in đậm, in nghiên, chữ gạch chân phải hợp lý, đồng nhất nhé. Và tuyệt đối tránh một số lỗi sau:
- Có quá nhiều định dạng khác nhau
- Cỡ chữ to nhỏ không đồng nhất
- Dùng màu quá nổi, không thống nhất
- Dùng phông chữ đủ kiểu cách, căn lề hẹp, ít khoảng trống.
Hãy nhớ nguyên tắc số 2 bạn nhé, khi tạo CV bạn nên tập trung vào những ý chính, đừng đưa thông tin thừa không liên quan gì đến nghề nghiệp và vị trí tuyển dụng ví dụ như:
“ Sở thích: Đi dạo chơi khi có chuyện không vui; Tình trạng hôn nhân: Độc thân; ...”
Thay vào đó bạn hãy chú trọng đến thông tin kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để “thu phục” nhà tuyển dụng.
Để giảm bớt số chữ trên CV, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp, chú trọng cũng như tăng sức mạnh cho CV xin việc làm cho dân IT. Các ứng viên ngành IT có thể đưa những hình ảnh liên quan đến công việc mà bạn đã từng làm, logo công ty đã làm chẳng hạn, kẻ bảng thông tin chia các mục rõ ràng.
Rõ ràng dân IT không có thế mạnh về mặt ngôn ngữ, nhưng cũng đừng vì vậy mà bạn mắc lỗi chính tả và sai ngữ pháp nhé. Bởi bạn tạo CV xin việc làm cho dân IT, bạn có nhiều thời gian để xem lại, nếu bạn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, điều ấy chỉ chứng tỏ bạn là người thiếu chu đáo, cẩu thả, và chưa thật sự chú trọng đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bởi vậy, hãy kiểm tra chúng trước khi bạn gởi nó cho nhà tuyển dụng nhé.
- Kỹ năng: Chỉ nên liệt kê những gì bạn biết thôi nhé hoặc nêu chính xác mức độ hiểu biết của bạn trong từng mục. Nếu bạn có các kỹ năng như: C++, Java, lập trình PHP, lập trình Android, Lập Trình IOS,Oracle cấp mấy... hãy đưa chúng vào nhé, nhưng nếu bạn không có đừng “khai khống” chúng vào đấy, bằng con mắt nghiệp vụ của nhà tuyển dụng, họ sẽ biết được bạn có đang nói dối hay không.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể liệt kê thời gian bạn đã làm việc ví dụ như:
. Level 1: đã học qua hoặc biết qua, nghiên cứu qua...
. Level 2: có kinh nghiệm sử dụng thực tế dưới 6 tháng...v.v
Sau đó, hãy giải thích chi tiết cách bạn phân level để nhà tuyển dụng hiểu cách đáng giá của bạn. Nếu bạn đã có 2 tháng cho Struts, 1 tháng cho MSSQL hãy viết chính xác con số này cho nhà tuyển dụng hoặc tương tự các con số kinh nghiệm, kỹ năng khác nữa.
- Kinh nghiệm: Nếu bạn đã làm việc ở rất nhiều công ty, hãy liệt kê chúng, chức vụ của bạn. Sau đó là liệt kê danh sách các dự án của riêng bạn, hoặc dự án nhóm có mà bạn có thực hiện theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất.
Và kèm theo các thông tin khác như giải thưởng, nghiệp vụ bên ngoài (có liên quan đến công việc hoặc bổ ích tốt cho công việc thôi đó). Đặc biệt, bạn có thể giao tiếp ngoại ngữ khi xin vào các công ty nước ngoài, như là: Tiếng Nhât, Tiếng Anh, Tiếng Pháp,....
Bạn biết đấy, khi ăn bạn sẽ phải chú ý đến hình thức món ăn trước khi đụng đũa. Chính vì vậy bạn cần cân bằng giữa kinh nghiệm có được với hoàn thiện một CV xin việc làm cho dân IT thật “hấp dẫn” nếu bạn thật sự là một người chưa có kinh nghiệm. Hy vọng với những thông tin hữu dụng mà Viecoi.vn cung cấp như trên sẽ giúp bạn vượt qua được vòng ứng tuyển, có cơ hội ở vòng phỏng vấn và tìm được một công việc như ý nhé.
Nếu bạn chưa có CV xin việc làm IT hoặc không biết cách tạo CV ấn tượng, Việc Ơi sẽ giúp bạn tạo CV ấn tượng xin việc làm IT chỉ với 5 phút!
Tìm hiểu thêm: HOÀN THIỆN CV TỪ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN NHẤT.
Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự
Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng mạnh về internet thì việc xin việc qua email hay các kênh tuyển dụng online đã dần trở nên quen thuộc với các ứng viên. Nhưng đối với cách scan hồ sơ xin việc làm, hình như rất còn xa lạ với các bạn ưng viên khi mới ra trường.
Bảo hiểm là lĩnh vực hiện tại đang phát triển ngày càng cao và cũng như sự quan trọng của nó trong đời sống hiện đại. Bởi vậy mà muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên tư vấn Bảo hiểm tại một công ty tên tuổi như Hanwha Life lại càng khó hơn. Nhưng đừng lo, bạn hãy thử cùng xem các mẫu CV được các tiền bối truyền lại kinh nghiệm mà Viecoi đã xếp cho bạn ở ngay dưới bài này nhé!
Nếu bạn đang vận hành một máy rất phức tạp mà không có một hướng dẫn, bạn có thể thành công? Vì vậy, bài viết này có thể mang lại cho bạn hữu ích khi cung cấp hướng dẫn để giúp định hướng nghề nghiệp của riêng bạn mà cho bạn biết bạn là ai và gắn kết bạn với những gì bạn thực sự cần phải làm gì? Rất may, có một loạt các công cụ định hướng nghề nghiệp có sẵn trực tuyến từ các bài kiểm tra trắc nghiệm đơn giản để đánh giá toàn diện để giúp bạn phát hiện ra bạn là ai cũng như con đường sự nghiệp của những gì bạn nên xem xét khi chúng phù hợp với bạn tốt hơn so với những người khác. Không chỉ đưa ra những bước hướng dẫn bạn viết định hướng nghề nghiệp mà còn còn đưa ra ra mẫu định hướng nghề nghiệp trong CV.
Hãy dành thời gian chăm chút cho lá thư xin việc của mình để tránh vuột mất những cơ hội tốt trên con đường tìm kiếm việc làm. Cùng tham khảo những mẹo nhỏ sau đây để hoàn thiện thư xin việc và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Một trong những ngành nghề “đắt giá” và cần một nguồn nhân lực lớn chính là Marketing. Bởi vậy, nhiều người khi muốn theo đuổi công việc này thì cần phải tích lũy được kha khá kinh nghiệm viết CV để làm mình nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Hãy cùng Viecoi.vn bước đầu đi tìm lời giải cho cơ hội nghề nghiệp phát triển trong lĩnh vực Marketing thông qua kinh nghiệm viết CV dưới bài viết sau nhé!
Thư ứng tuyển thực tập sinh là cơ hội đầu tiên mà ứng viên nên chuẩn bị trong quá trình tìm kiếm việc làm. Với một bức thư ứng tuyển thực tập sinh trên tay chính là ‘vũ khí’ quan trọng giúp ứng viên có thể ‘đánh gục’ nhà tuyển dụng trong những giây phút đầu tiên. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách viết một bức thư ứng tuyển thực tập như thế nào, để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
Email không qúa xa lạ mà còn được sử dụng như công cụ giao tiếp trong công việc. Hầu hết mỗi người đều có thể tự lập riêng cho mình một email riêng để để phục vụ cho công việc, xin việc, làm việc, quảng cáo Việc rèn luyện cho bản thân kỹ năng viết email chuyên nghiệp rất cần thiết và quan trọng.
Gửi một lời cảm ơn chân thành thể hiện sự tôn trọng của ứng viên đến nhà tuyển dụng thông qua cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn là điều rất quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đề cao năng lực, thái độ và đôi khi chính vì lời cảm ơn sẽ giúp ứng viên tăng cơ hội nhận được lời mời làm việc.
Kỹ năng trong cách viết email xin việc vô cùng quan trọng. Vì hiện nay hơn 60% nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên nộp CV ( thư xin việc) qua email.Và sau đây là những điều mà các ứng viên hãy ghi nhớ trong cách viết email xin việc, cũng như áp dụng thật tốt những điều sau đây để thể hiện ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.