Đang xử lý

NGÀNH MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu, giữ gìn, bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu của các nhà khoa học, các kỹ sư làm việc trong ngành khoa học môi trường, ngành công nghệ môi trường v.v... Các nhà môi trường luôn là những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, góp hết sức mình và giúp mọi người cùng tháo gỡ những thách thức môi trường hiện nay. Hãy cùng viecoi tìm hiểu rõ hơn về ngành môi trường nhé!
  • 20/01/2025
  •  | 
  • Lượt xem: 17467

 

Môi trường

Ngành môi trường là gì?

Ngày nay, bạn thường nghe nói rất nhiều tới môi trường và bảo vệ môi trường. Đã bao giờ bạn tự hỏi môi trường là gì? Hiểu một cách chung và đơn giản nhất, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng đến một sinh vật hoặc một hệ xác định khác trong thời gian sống của nó.

ngành môi trường là gì

Các loại môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 1993, “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”. Như vậy, môi trường sống của con người thường được phân chia thành:

1. Môi trường tự nhiên

môi trường tự nhiên

Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước v.v...

Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi..., cung cấp cho con người các loại tài nguyên...

2. Môi trường xã hội

môi trường xã hội

Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định v.v… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, khiến con người khác với các sinh vật khác.

3. Môi trường nhân tạo

môi trường nhân tạo

Là tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc những nhân tố tự nhiên được con người biến đổi thành những tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, công sở, công viên, các khu đô thị, các phương tiện đi lại v.v...

Chức năng của môi trường

Môi trường có nhiều chức năng khác nhau, trong đó chủ yếu để phục vụ những nhu cầu của con người và các loài sinh vật khác.

Ngành môi trường học trường nào?

Thời gian qua, các vấn đề về môi trường luôn được quan tâm và chú trọng. Vì thế các chương trình đào tạo ngành môi trường tại các trường Đại học ở Việt Nam cũng được đầu tư và phát triển hơn trong những năm gần đây. 

Nổi bật hơn hết, phải kể đến 3 trường đại học đang dẫn đầu trong lĩnh vực này như: Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ.

Theo học ngành môi trường, bạn sẽ có những chuyến đi thực địa đem lại nhiều trải nghiệm và kiến thức thực tiễn cho sinh viên. 

Ngành khoa học môi trường nghiên cứu gì?

Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Mục đích cuối cùng của ngành này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái Đất. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể của khoa học môi trường là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và con người.

ngành khoa học môi trường

Khoa học môi trường là một ngành khoa học tổng hợp, sử dụng và phối hợp thông tin, kiến thức từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế học, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị học v.v... Vậy nên nhà môi trường thường cộng tác với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.

Các nghề trong ngành môi trường

1. Nhà khoa học môi trường

nhà khoa học môi trường

Công việc chính của nhà khoa học môi trường:

  • Nghiên cứu những đặc điểm của các thành phần môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo (khu công nghiệp, đô thị, nông thôn...).
  • Nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống, từ đó tư vấn cho Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội nhằm hạn chế những tác động xấu tới môi trường mà vẫn có thể đem lại lợi ích…
  • Nghiên cứu các công cụ quản lý môi trường với các biện pháp về kinh tế, cũng như các biện pháp về pháp luật, xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của vùng, quốc gia cũng như toàn cầu.
  • Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện chính sách về môi trường sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên hợp lý nhất.
  • Là thành viên của các nhà máy với nhiệm vụ tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng môi trường ở địa bàn hoạt động, giúp nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về nước thải, khí thải hay rác thải trước khi thải ra môi trường.

2. Kỹ sư môi trường

kỹ sư môi trường

Công việc chính của kỹ sư môi trường :

  • Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.
  • Thiết kế các quy trình, máy móc xử lý ô nhiễm.
  • Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, quyết định biện pháp, quy trình xử lý ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm.
  • Trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình xử lý ô nhiễm, đảm bảo quy trình vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.
  • Tham gia nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường (chỉ tiêu về nước thải, khí thải v.v…). Những tiêu chuẩn này chính là cơ sở để các nhà môi trường đánh giá xem một nhà máy, xí nghiệp... có gây ô nhiễm môi trường hay không.
  • Theo dõi, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý môi trường của mình về mức độ gây hại cho môi trường, để từ đó có những biện pháp xử lý và xử phạt kịp thời.

Tuyển dụng Kỹ sư môi trường mới nhất

3. Nhà sinh thái môi trường

nhà sinh thái môi trường

Nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn các loài động thực vật hoang dã thông qua các hình thức: tuyên truyền, vận động, giáo dục, đấu tranh chống hoạt động săn bắt động vật quý hiếm.

Tuyển dụng nhân viên kiểm soát môi trường

Ngành kỹ thuật môi trường

1. Ngành kỹ thuật môi trường là gì? 

Ngành kỹ thuật môi trường là chuyên ngành chuyên nghiên cứu các kỹ thuật và công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; thu hồi và tái chế, xử lý rác thải góp phần bảo vệ và phục vụ phát triển bền vững

2. Các nghề trong ngành kỹ thuật môi trường

  • Kỹ thuật viên, quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm; bảo vệ môi trường thuộc cơ quan quản quản lý nhà nước, các đơn vị sản xuất và kinh doanh 
  • Quản lý, tư vấn, thiết kế cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường, cấp thoát nước, các dự án bảo vệ môi trường. 

 

Việc làm lĩnh vực Môi trường

Nhà môi trường làm việc ở đâu? 

Như bạn hẳn đã khám phá ra qua ba hàng ghế trước, nhà môi trường có điều kiện làm việc rất đa dạng. Mọi hoạt động sinh hoạt, giải trí, kinh doanh, đặc biệt là sản xuất của con người đều liên quan mật thiết đến môi trường. Bởi vậy, nơi đâu cũng cần đến những nhà môi trường giỏi giang và tâm huyết với sự nghiệp giữ gìn màu xanh cho Hành tinh xanh. Dưới đây là một số địa chỉ làm việc chính mà bạn có thể tham khảo:

1. Các cơ quan quản lý, nghiên cứu về môi trường

Trước tiên, bạn có thể làm việc trong các cơ quan quản lý về môi trường của Nhà nước. Hiện nước ta có một hệ thống các cơ quan về môi trường từ trung ương đến địa phương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ, các sở tài nguyên môi trường tại các tỉnh, thành phố…

các cơ quản quản lý

Các cơ quan hành chính các cấp trong cả nước cũng đang hoàn thiện những phòng, ban về tài nguyên và môi trường.

Nếu bạn mong muốn trở thành nhà khoa học, nghiên cứu về môi trường, bạn có thể làm việc tại các trung tâm, các viện nghiên cứu về môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các trường đại học, cao đẳng v.v...

2. Các nhà máy, xí nghiệp

Trước hết, bạn sẽ trở thành nhà nghiên cứu hoặc kỹ sư môi trường trong các công ty về môi trường. Tại đây, bạn nghiên cứu những công nghệ, thiết bị, máy móc v.v... giúp xử lý các vấn đề môi trường hoặc tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt những công trình có liên quan đến môi trường v.v...

Ngoài ra, với kiến thức chuyên môn về môi trường, bạn có thể tới làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp khác, tham gia trực tiếp vào việc chuyển giao công nghệ, vận hành và giám sát các quy trình công nghệ cũng như xử lý các vấn đề môi trường phát sinh…

cácc nhà máy xí nghiệp

Việc sử dụng những quy trình công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường là xu thế tất yếu của phát triển bền vững. Hiện nay, nhiều nhà máy đã có những quy trình công nghệ như thế. Để đảm bảo vận hành và giám sát những quy trình này cần có sự phối hợp của kỹ sư môi trường.

Trong những cơ sở sản xuất có ảnh hưởng nhiều tới môi trường, vai trò của kỹ sư môi trường rất quan trọng. Chẳng hạn trong các ngành công nghiệp năng lượng như công nghiệp lọc hóa dầu, những người quản lý luôn chú trọng tìm kiếm các kỹ sư môi trường giỏi. Lúc này, ngoài kiến thức nói chung về môi trường và công nghệ môi trường, nhà môi trường còn cần đi sâu vào một số chuyên ngành nhất định.

3. Các tổ chức trong nước và quốc tế về môi trường

Gìn giữ Hành tinh xanh là nhiệm vụ chung của cả nhân loại. Nó đòi hỏi sự hợp tác trên toàn thế giới. Bởi vậy, hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức môi trường như các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ v.v... hoạt động rất mạnh. Ngoài ra, không ít tổ chức phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa khác cũng tổ chức các dự án, hoạt động về môi trường.

các tổ chức trong và ngoài nước

Các tổ chức như vậy là những nơi làm việc khá lý tưởng của nhà môi trường. Tại đây, bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế. Bạn cũng sẽ được tham gia vào những chương trình, dự án về môi trường trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, được đi tới nhiều nơi, mở rộng tầm hiểu biết và cả kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình.

Tuyển nhân viên xử lý chất thải

Các tố chất người theo ngành môi trường cần có

Để theo học và làm trong ngành môi trường bạn cần có một số tố chất như: 

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Tư duy logic;
  • Ham học hỏi;
  • Năng động, sáng tạo và tự tin;
  • Cẩn thận, kiên nhẫn;
  • Khả năng làm việc nhóm tốt;
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng thuyết trình;
  • Có sức khoẻ tốt, có thể chịu được áp lực công việc;

Viecoi.vn hy vọng bạn thành công! 

 Đọc thêm: KỸ NĂNG PHỎNG VẤN CÁC NGÀNH TIỀM NĂNG HIỆN NAY

Từ khóa:

Kinh Nghiệm yêu cầu nghề nghiệp ngành môi trường

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NGÀNH MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu, giữ gìn, bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu của các nhà khoa học, các kỹ sư làm việc trong ngành khoa học môi trường, ngành công nghệ môi trường v.v... Các nhà môi trường luôn là những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, góp hết sức mình và giúp mọi người cùng tháo gỡ những thách thức môi trường hiện nay. Hãy cùng viecoi tìm hiểu rõ hơn về ngành môi trường nhé!


2

Ngành Biên Phiên Dịch Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Phiên Dịch và Biên Dịch

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới, ngành biên phiên dịch cũng theo đó mà được coi trọng hơn rất nhiều, bởi họ chính là cầu nối rất quan trọng về văn hóa và ngôn ngữ.


3

NGÀNH KHOÁNG SẢN - NGÀNH NGHỀ LÀM VIỆC ĐẦY HẤP DẪN 

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan cũng như dễ dàng hình dung, nắm bắt được thực trạng, định hướng phát triển của ngành khai khoáng. Hãy cùng Viecoi.vn tham khảo những thông tin được nhắc đến ngay bên dưới đây để hiểu hơn nhé! 


4

NGÀNH HÓA HỌC - NGÀNH CÓ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP SAU TỐT NGHIỆP BẰNG 0

Một trong những lý do khiến ngành hóa học được nằm trong top đầu ngành có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp gần như bằng 0 chính là sự đa dạng của nó trong cuộc sống: từ trang phục đến thực phẩm, thuốc men… Bởi hóa học là ngành khoa học chuyên về nghiên cứu năng lượng, vật chất và sự tương tác giữa chúng. 


5

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CƠ HỘI VIỆC LÀM

Một trong những ngành học hấp dẫn cũng như thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học chính là Công nghệ sinh học. Hôm nay, Viecoi.vn sẽ cung cáp cho bạn vài thông tin cơ bản nhưng rất cần thiết của ngành Công nghệ sinh học nhằm giúp bạn đưa ra được quyết định có hay không lựa chọn học ngành này! 


6

NGHỀ PHIÊN DỊCH LÀ GÌ? NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG XOAY QUANH NGHỀ

Có thể nói, đây là một ngànhnghề “hot” và luôn xuất hiện trong “top trending” trên thị trường việc làm với mức thu nhập cao. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới, nghề phiên dịch cũng theo đó mà được coi trọng hơn rất nhiều, bởi họ chính là cầu nối rất quan trọng về văn hóa và ngôn ngữ. Cùng Viecoi.vn tìm hiểu ngay ngành nghề này nhé! 


7

Nông lâm - Top Ngành Nghề Luôn Có Cơ Hội Phát Triển

Nông lâm là hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác rừng và sản xuất các sản phẩm từ cây trồng và động vật. Các cơ hội cho ngành nông lâm bao gồm nhu cầu tăng cao về nguồn thực phẩm và nguyên liệu sinh học, phát triển các kỹ thuật nông nghiệp thông minh và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, kết hợp với các ngành kinh tế khác để tạo ra giá trị kinh tế cao hơn và kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm nghèo và phát triển nông thôn để tạo ra tác động xã hội tích cực. Cùng Viecoi tìm hiểu cơ hội và thách thức trong việc tìm kiếm việc làm ngành nông lâm nhé!


8

Việc Làm Chăn Nuôi: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn Trong Ngành Nông Nghiệp

Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá thế giới việc làm chăn nuôi, một lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp. Bạn sẽ được tìm hiểu về khái niệm


9

Cơ Hội Việc Làm Kỹ Năng Tiếng Đức tại Việt Nam: Thị Trường, Mức Lương và Xu Hướng Mới!

Tiếng Đức đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong thị trường việc làm Việt Nam, đặc biệt với sự gia nhập và đầu tư của nhiều doanh nghiệp Đức. Từ ngành công nghiệp sản xuất, dịch thuật, giáo dục cho đến du lịch, nhu cầu về kỹ năng này không ngừng tăng cao. Mặc dù mức lương cho những vị trí yêu cầu Tiếng Đức khá hấp dẫn, việc tìm kiếm và giữ vững chỗ đứng trong thị trường này đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn kỹ năng mềm và mạng lưới quan hệ. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan, xu hướng và bí quyết để thành công trong lĩnh vực việc làm kỹ năng Tiếng Đức tại Việt Nam.


10

Kỹ sư nông nghiệp: Nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp

Bạn đang tìm hiểu về nghề Kỹ sư nông nghiệp? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của Kỹ sư nông nghiệp, những kỹ năng cần thiết, cơ hội việc làm và mức lương cụ thể trong lĩnh vực này. Nếu bạn đam mê và muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.


 

Gợi ý việc làm

  6-20 triệu VNĐ
 02/06/2023
  7-20 triệu VNĐ
 12/06/2023