Đang xử lý

Ngành CNTT: Các Lĩnh Vực Hot Và Cơ Hội Việc Làm Cho Người Mới Tốt Nghiệp

Tìm hiểu về ngành Công nghệ Thông tin (CNTT), bao gồm các lĩnh vực như phát triển phần mềm, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, và điện toán đám mây. Khám phá các kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp trong ngành CNTT, từ lập trình viên, thiết kế hệ thống đến quản lý dự án.
  • 19/01/2025
  •  | 
  • Lượt xem: 2999

Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của xã hội hiện đại. Từ phát triển phần mềm, bảo mật mạng đến trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu, CNTT không chỉ cải thiện hiệu quả công việc mà còn tạo ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành CNTT, các kỹ năng cần thiết và những công việc cụ thể bạn có thể theo đuổi khi mới tốt nghiệp.

Ngành CNTT Là gì?

Ngành CNTT Là gì?

Ngành CNTT (Công nghệ Thông tin) là một lĩnh vực bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng các công nghệ liên quan đến việc xử lý, lưu trữ, và truyền tải thông tin. Ngành này bao gồm việc sử dụng các hệ thống máy tính, phần mềm, mạng và cơ sở dữ liệu để giải quyết các vấn đề thông tin và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, tổ chức, và cá nhân.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của xã hội hiện đại, từ giáo dục, y tế, tài chính, sản xuất, đến truyền thông và giải trí. CNTT không chỉ giúp cải thiện hiệu quả công việc mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong các ngành nghề.

Các lĩnh vực trong ngành CNTT

Các lĩnh vực trong ngành CNTT

1. Phát triển phần mềm

Tạo ra các chương trình máy tính, ứng dụng và hệ điều hành. Lập trình viên (Developer), kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là các chuyên gia trong lĩnh vực này.

2. Mạng máy tính và an ninh mạng

Quản lý và bảo vệ các hệ thống mạng máy tính, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

3. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu

Thiết kế và quản lý các hệ thống thông tin giúp tổ chức lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu hiệu quả.

4. Hệ thống thông tin doanh nghiệp (ERP)

Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp, bao gồm sản xuất, tài chính, nhân sự và chuỗi cung ứng.

5. Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning)

Áp dụng các thuật toán và mô hình máy tính để xử lý và phân tích dữ liệu, hỗ trợ quyết định tự động và phát triển các hệ thống thông minh.

6. Lập trình web và phát triển ứng dụng di động

Tạo ra các ứng dụng web và di động phục vụ nhu cầu giao tiếp, mua sắm, giải trí, và làm việc trực tuyến.

7. Cloud computing (Điện toán đám mây)

Cung cấp dịch vụ tính toán qua mạng Internet, cho phép người dùng lưu trữ và xử lý dữ liệu mà không cần phải sử dụng các máy tính cá nhân.

8. Khoa học dữ liệu và phân tích dữ liệu

Phân tích và xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh hoặc tìm ra xu hướng trong các lĩnh vực khác nhau.

9. Hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì hệ thống

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến phần cứng, phần mềm và mạng cho các tổ chức và cá nhân.

Việc làm IT/CNTT mới nhất

Những kỹ năng cần thiết khi trở thành một nhân viên ngành CNTT - Phần mềm khi mới tốt nghiệp

Những kỹ năng cần thiết khi trở thành một nhân viên ngành CNTT - Phần mềm khi mới tốt nghiệp

1. Các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật và phân tích

Thông thường trong ngành CNTT - Phần mềm sẽ có một số yêu cầu nhất định, nhưng nó cũng sẽ thay đổi tùy theo từng công việc hoặc do nhà tuyển dụng đặt ra. Chính vì vậy, điều bạn cần làm chính là thể hiện được năng khiếu kỹ thuật và kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề, đặc biệt là cần biết, thậm chí là xuất sắc trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Những điều này sẽ được minh chứng bằng những dự án mà bạn đã tham gia hoặc thậm chí là kết quả học tập của bạn. 

Trong một vài trường hợp, khả năng học hỏi và hiểu biết nhanh về các hệ thống cũng được các nhà tuyển dụng đánh giá ngang bằng những kiến thức về kỹ thuật. Ý tưởng mới, sự sáng tạo cũng được đề cao, đặc biệt là đối với những bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế hay nghiên cứu web. Thậm chí, tại một vài công ty, những kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống CNTT còn được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn so với kỹ thuật, chẳng hạn như nhà tuyển dụng trong lĩnh vực truyền thông, họ sẽ mong muốn nhân viên CNTT- Phần mềm giỏi về kiến thức chuyên môn trong hệ thống công nghệ thông tin…

2. Kỹ năng giao tiếp - Một kỹ năng cần thiết trong nghề CNTT - Phần mềm

Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần bạn sở hữu được kỹ năng này, đối với ngành CNTT - Phần mềm, việc bạn cần làm việc với tập thể để hoàn thành một dự án là điều hiển nhiên và thường xuyên diễn ra. Vì vậy, bạn cần phải có khả năng lắng nghe, thương lượng và thảo luận với đồng nghiệp, đồng thời là với những vị khách hàng từ “khó nhằn" đến cực kỳ dễ tính. 

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, bạn cũng cần có thêm một vài kỹ năng khác như kỹ năng quản lý thời gian, quản lý được lượng công việc đảm nhiệm, … và những điều này bạn hoàn toàn có thể trau dồi qua: 

  • Việc học tập trên trường
  • Kinh nghiệm làm việc ( hoặc kinh nghiệm rút ra từ những dự án trong trường, lớp )
  • Việc thực tập, hoạt động ngoại khoá… 

Ngoài ra, khi trở thành một nhân viên trong ngành CNTT - Phần mềm, khả năng thích ứng và sự hiểu biết nhanh nhạy cũng là một điểm cộng cho bạn trên con đường sự nghiệp “nở hoa" trong tương lai. 

Tìm hiểu về các công việc cụ thể của ngành CNTT - Phần mềm 

Vậy cụ thể những công việc mà các bạn sinh viên theo học ngành CNTT-Phần mềm có thể lựa chọn là gì? 

1. Programmer / Developer - Lập trình viên

Đây có lẽ sẽ là công việc đầu tiên mà các bạn sinh viên học ngành CNTT - Phần mềm nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến việc lựa chọn nghề tương lai sau này. Điều đặc biệt này có thể là do sự đa dạng và thú vị bởi bạn có thể chọn hàng chục ngôn ngữ khác nhau để lập trình như Net, Java, Swift, Python,.. hay đứng ở những vị trí khác nhau như frond-end, backend,.. 

Lập trình viên

Trên thực tế, bạn có thể theo công việc lập trình đến già và trở thành chuyên gia trong những lập trình “khó nhằn" thay vì chỉ làm đến độ tuổi 30 rồi ngồi vào ghế quản lý. Để minh chứng điều đó thì bạn có thể nhìn thấy nhiều Giám đốc công nghệ (CTO) vẫn đảm nhận xử lý các đầu mục lập trình khó. Và để làm được điều này thì ngoài khả năng trừu tượng hoá, bạn cũng cần phải có được kỹ năng giải quyết vấn đề rất rõ ràng. 

Việc làm lập trình viên mới nhất

2. Thiết kế hệ thống (hoặc thiết kế phần mềm - System Architect)

Thiết kế hệ thống (hoặc thiết kế phần mềm - System Architect)

Đây là vị trí yêu cầu bạn phải biết, thậm chí hiểu sâu về database, lập trình, product và server development. Không những vậy, bạn còn cần phải biết rõ các vấn đề dài hạn, ngắn hạn sẽ gặp phải trong quá trình phát triển: bao gồm những điểm yếu, tính chất, điểm mạnh của từng ngôn ngữ Db, lập trình, server,... Nói tóm lại nếu bạn có suy nghĩ và chọn đây là công việc mình cần phát triển trong tương lai, trước hết hãy chắc chắn rằng bản thân là một người có cái nhìn tốt đồng thời có trí tưởng tượng ở mức cao để hình dung ra được những vấn đề sẽ gặp phải. 

3. UX Designer

UX Designer

Một vị trí công việc mà đòi hỏi người đảm nhiệm phải hiểu rõ được những thứ mà người dùng đang sử dụng. Họ phải là người giải thích, mô tả rõ cho team việc phần mềm sau khi đã làm ra thì sẽ có khoảng bao nhiêu thành phần tham gia và tham gia vào mảng nào. Thêm vào đó, họ cần phải cung cấp những thông tin liên quan như các màn hình cần có, giao diện, các luồng màn hình sẽ diễn ra như thế nào nếu click vào,... Nếu muốn làm được vị trí này thì bạn cầnsở hữu sự tỉ mỉ cùng khả năng tưởng tượng. 

Việc làm UI - UX Designer mới nhất

4. Product owner, BA (Business Analysis)

Business Analysis

Product Owner được định nghĩa là người phụ trách, chịu trách nhiệm đối với yêu cầu công việc. Trong các công ty, đây sẽ là vị trí trung gian và là cầu nối giữa vị trí phi kỹ thuật (CEO, sale, Marketing,...) với vị trí kỹ thuật (như bên trên). Vì điều đó nên rõ ràng người đảm nhiệm vị trí này sẽ phải đọc hiểu được cả 2 ngôn ngữ kỹ thuật và phi kỹ thuật. Việc mà họ cần làm là truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu để cả 2 bên liên quan có thể làm việc được với nhau và đưa ra kết quả công việc hiệu quả nhất. 

Việc làm Business Analyst mới nhất

5. Scrum Master và Project Manager (Quản lý dự án)

Project Manager

Trong một công ty thì không thể thiếu được những vị trí thiên hướng về quản lý, phân công việc, định hướng cho một nhóm làm việc, và đó chính là vị trí này xuất hiện. Một người làm quản lý dự án hay Scrum Master luôn cần phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân nhân viên để có thể bố trí đúng công việc. Bên cạnh đó, việc cần phải có khả năng giao tiếp, lập kế hoạch hay trao quyền cũng là những kỹ năng mà một người làm việc này cần phải có. 

Việc làm Project Manager mới nhất

Ngoài ra khi học CNTT - Phần mềm, bạn vẫn có thể lựa chọn các công việc liên quan khác như Tester/QC/QA, Quản trị hệ thống, Kỹ sư dữ liệu… 

Kết luận

Khi đã xác định theo ngành CNTT - Phần mềm thì chính bản thân của bạn phải hiểu rõ rằng mình có đủ các chuyên môn cũng như những điểm mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Nếu như bạn là người không có quá nhiều kinh nghiệm hay thậm chí kết quả học tập cũng không quá tốt thì việc tham gia một khóa học cũng là một ý kiến không tồi! Hãy tự tin hơn để chinh phục ngành nghề mà bạn đã mơ ước bao lâu nay nhé!

 Đọc thêm: Việc Làm Công Nghệ Thông Tin: Xu Hướng Mới và Mẹo Tìm Việc Làm Thành Công

Từ khóa:

Phần Mềm Code viettel VIETTEL POST IT phần mềm kỹ sư phần mềm công nghệ thông tin cntt

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

Network Engineer Là Gì? Tố Chất và Kỹ Năng Cần Thiết Để Thành Công

Bạn cũng đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Cơ hội việc làm và con đường phát triển sự nghiệp thế nào nếu trở thành một Network engineering? Bài viết sau đây của Viecoi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mà bạn đang băn khoăn.


2

Top 10 Website Học Lập Trình Cho Lập Trình Viên Mới Bắt Đầu

Tìm hiểu top 10 trang web học lập trình tốt nhất cho người mới bắt đầu. Học từ nền tảng đến nâng cao với các khóa học từ Codecademy, Coursera, W3Schools,... tìm hiểu ngay với viecoi.vn


3

Game Developer Là Gì? Những Công Việc Cơ Bản Mà Lập Trình Game Cần Biết

Tìm hiểu về Game Developer: công việc, nhiệm vụ, các bước lập trình game cơ bản và ngôn ngữ lập trình phổ biến. Bắt đầu hành trình sáng tạo game và phát triển sự nghiệp ngay hôm nay!


4

Kỹ Sư Phần Mềm Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Kỹ Năng Cần Có Của Software Developer

Kỹ sư phần mềm là gì? Công việc, kỹ năng cần có, và cơ hội phát triển trong ngành công nghệ thông tin. Khám phá lộ trình sự nghiệp và mức lương hấp dẫn cho Software Developer.


5

System Engineer Là Gì? Kỹ Năng Cần Có và Cơ Hội Việc Làm Trong Ngành CNTT

Tìm hiểu về System Engineer - kỹ sư hệ thống: Công việc, kỹ năng cần có và cơ hội nghề nghiệp trong ngành CNTT. Khám phá vai trò và tầm quan trọng của System Engineer trong doanh nghiệp.


6

Phát Triển App Đa Nền Tảng: Ngôn Ngữ Lập Trình Nào Phù Hợp?

Khám phá các ngôn ngữ lập trình phù hợp cho phát triển ứng dụng đa nền tảng iOS và Android. Tìm hiểu về Java, Kotlin, Swift, Flutter và các lựa chọn tối ưu cho app developer.


7

ƯU ĐIỂM NỔI BẬT ĐƯỢC MỌI NGƯỜI SỬ DỤNG CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE LÀ GÌ?

Thông qua bài Oracle là gì? Sẽ giúp các bạn thay đổi cách nhìn trở nên hay và gần gũi hơn với những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được mệnh danh là đứng hàng đầu thế giới. Vậy Oracle là gì? và sở hữu những tính năng gì?.Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo sơ lược về Oracle.


8

TESTER LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT TESTER CHUYÊN NGHIỆP

Tìm hiểu về công việc của Tester – kiểm thử phần mềm, các kỹ năng cần có và lộ trình trở thành tester chuyên nghiệp. Khám phá cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn trong lĩnh vực này.


9

Nhân Viên IT Là Gì? Các Vị Trí Việc Làm IT Hấp Dẫn Hiện Nay

Nhân viên IT là gì? Khám phá các vị trí việc làm IT hấp dẫn hiện nay, từ phát triển ứng dụng di động, web đến trí tuệ nhân tạo. Cơ hội nghề nghiệp, kỹ năng cần có và mức lương trong ngành IT sẽ giúp bạn tìm thấy con đường phù hợp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


10

XU HƯỚNG CÔNG VIỆC - NGÀNH IT

IT luôn là một nghề hot, việc làm cũng tương đối nhiều dành cho các bạn. Hiện nay tìm việc trên mạng đã trở nên quen thuộc và càng quen thuộc hơn đối vơi dân IT đã từng trải, tuy nhiên


 

Gợi ý việc làm

  5-7 triệu VNĐ
 31/12/2022
  6-20 triệu VNĐ
 02/06/2023