Đang xử lý

KHAI PHÁ CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm gần đây đã và đang tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm cho nhiều bạn sinh viên mới ra trường. Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành học được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn theo học.Vì vậy, Cơ  hội về việc làm của ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ là như thế nào? Xin việc có dễ không là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đang theo học. Thấu hiểu được những thắc mắc đó chúng tôi xin chia  sẻ trong bài viết bên dưới để giúp các bạn đọc giải đáp được những khó khăn mà mình đang gặp phải.  Cùng tham khảo dưới bài viết nhé! 
  • 10/02/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 1562

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG LÀ GÌ?

Để biết về những cơ hội nghề nghiệp của ngành tài chính - ngân hàng, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ “tài chính ngân hàng là gì” và “sinh viên học gì trong ngành tài chính ngân hàng”.

co-hoi-nghe-nghiep-cua-nganh-tai-chinh-ngan-hang

 1. Tài chính - ngân hàng là gì?

Tài chính - ngân hàng là một ngành liên quan đến các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành các loại tiền tệ. Hay nói một cách khác ngành Tài chính ngân hàng có liên quan đến vấn đề các loại tiền tệ ở các ngân hàng.Theo nhận định chung,  trong những năm tới ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế do tốc độ tăng trưởng quy mô ngành này ngày càng lớn,  thị trường chứng khoán sôi động cùng với sự phát triển của bất động sản sẽ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người làm việc trong ngành Tài chính - Ngân hàng. Ngành Tài chính ngân hàng có nhiều chuyên ngành khác nhau như: tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, Thanh toán quốc tế, Hải quan, thuế,...

   2. Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ được học gì?

sinh-vien-nganh-tai-chinh-ngan-hang-hoc-gi?

Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành bao phủ khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ trong ngân hàng. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo cũng như định hướng của từng trường. Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khoa học cơ bản, kinh tế, các kiến thức cơ bản  trong ngành như: tài chính -  tiền tệ, kinh tế - kế toán và đồng thời được dạy các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể. Ngành này có nhiều chuyên ngành  khác nhau như:  Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Tài chính công, Hải quan, Thuế, Kinh doanh chứng khoán, phân tích chính sách tài chính,…

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP SAU KHI TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG LÀ GÌ?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng đã được cung cấp khá đầy đủ các kiến thức về tài chính và ngân hàng vì vậy có thể làm việc ở nhiều vị trí ở trong ngành. Xin việc vào những vị trí này dễ hay khó chúng ta nên tìm hiểu kỹ càng trước khi theo học. 

co-hoi-viec-lam-sau-khi-tot-nghiep-nganh-tai-chinh-ngan-hang-la-gi?

   1. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng ra làm vị trí gì?

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng sẽ có những kiến thức chuyên sâu về ngành nghề bên cạnh đó còn được trang bị những kỹ năng mềm nên có thể làm các nghiệp vụ như:  kinh doanh ngoại hối, thanh toán tiền tệ, thẩm định tài chính, kiểm soát và quản lý rủi ro phân tích tài chính, quản trị hoạt động ngân hàng… Do đó sau khi tốt nghiệp sinh viên hoàn toàn có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Trở thành chuyên viên tín dụng,  chuyên viên kế toán hoặc kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng.

  • Quản trị tài sản và nguồn vốn,  chuyên viên tài trợ thương mại.

  • Làm định giá tài sản, phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại các tổ chức, doanh nghiệp

  • Nhân viên thu hồi vốn, nhân viên  phân tích ngân sách

  • Làm thủ quỹ, nhân viên kiểm toán nội bộ

  • Giảng dạy tại  các trường đại học, cao đẳng, những cơ sở đào tạo ngành Tài chính ngân hàng để làm công việc chia sẻ kiến thức liên quan đến ngành Tài chính ngân hàng.

   2. Học Tài chính ngân hàng  sau khi ra trường có dễ xin việc không?

Tuy là có nhiều cơ hội việc làm nhưng xin việc dễ hay khó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để giải đáp thắc mắc đó chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin sau đây:

Đến năm 2020 nhu cầu nhân sự ngành tài chính - ngân hàng đã đạt tới con  số gần 130.000 nhân sự. Tại Việt Nam có gần 40 trường có đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng và mỗi năm có khoảng 18.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm. Theo như điều tra thì khoảng 25 – 30 tân cử nhân sau khi ra trường thì có một người ứng tuyển thành công vị trí trong ngành Tài chính ngân hàng. Đây chính là một điều đáng lo ngại cho tình trạng sinh viên ngành này muốn xin việc hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế đối với các ngân hàng lớn ở Việt Nam hiện nay thì lại đang thiếu nguồn lực lớn ở 3 vị trí là: Quản trị rủi ro, đầu tư, quản lý. Các nhà quản lý trong lĩnh vực này cho biết hầu hết là nguồn nhân lực khi ứng tuyển vào các vị trí của ngành Tài chính ngân hàng đều chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Chính vì vậy có thể nói rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực ngành Tài chính ngân hàng luôn đang mở rộng nhưng luôn có sự cạnh tranh khốc liệt và luôn cần sự nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi sinh viên. 

Thông qua bài viết trên đây chắc hẳn Viecoi đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc của mình về cơ hội việc làm sau khi học tài chính - ngân hàng. Chúc các bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp mà mình sẽ chọn!

CẨM NANG XIN VIỆC NGÀNH NGÂN HÀNG 

Cùng viecoi.vn xem thêm nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Tìm Việc Thị Trường Tài Chính Ngân Hàng Hiện Tại ngân hàng

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP VÀ NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG GIỎI

Tài chính ngân hàng hiện đang là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế trong thời kỳ phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, thời kỳ 4.0. Từ nhu cầu nhân lực của xã hội mà nhiều trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng đã không ngừng cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng giảng dạy không ngừng. Vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành tài chính ngân hàng là gì? Để trở thành một nhân viên ngân hàng ưu tú hiện nay bạn cần làm gì? Hãy để Viecoi trả lời giúp bạn nhé.


2

BẬT MÍ VỀ MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG HIỆN NAY

Được làm việc trong ngân hàng là mơ ước của nhiều bạn trẻ Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có những chế độ phúc lợi, những mức lương khác nhau đối với từng vị trí. Tuỳ vào từng vị trí và số năm kinh nghiệm làm việc mà mức lương của nhân viên ngân hàng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Trước khi bạn bắt đầu lựa chọn ngân hàng mà mình muốn làm việc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mức lương ở một số vị trí thu hút nguồn nhân lực nhất tại các ngân hàng việt Nam nhé.


3

NHỮNG ÁP LỰC KHÔNG TÊN MẤY AI HIỂU ĐƯỢC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng vừa nhàn lương lại vừa cao, chưa kể đến những lần thưởng lớn nữa. Thế nhưng. mấy ai biết rằng sau sự hào nhoáng đấy là những áp lực về vấn đề giải ngân, chỉ tiêu bán thẻ cũng như những ngày khổ sở ròng rã kiếm khách. 


4

NGÀNH NGÂN HÀNG - CÁNH CỬA CƠ HỘI ĐẦY HỨA HẸN NHƯNG KHÔNG MẤY AI DÁM BƯỚC VÀO

Phải nói ngành ngân hàng mở ra cả ngàn cơ hội cho tất cả mọi người, thậm chí cả những bạn sinh viên mới ra trường. Ấy vậy mà một nghề sở hữu môi trường lý tưởng, con đường hoa mộng của những người tâm huyết và là bước đệm bước đến thành công lại khiến nhiều người dè chừng. Không biết vì một lý do nào đó mà việc tuyển dụng nhân viên ngân hàng lại ngày càng khó khăn, hãy cùng Viecoi.vn đi tìm hiểu lý do gây ra điều đó nhé! 


5

SỞ HỮU BUỔI PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG TỪ ĐIỀU NHỎ NHẤT VỚI VỊ TRÍ GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG

Nhiều bạn trẻ hay đặc biệt hơn là những người theo học khối ngành tài chính, kinh tế, ngân hàng đều muốn ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên ngân hàng vì sự hấp dẫn của nó. Bởi vậy mà sức cạnh tranh của vị trí này cũng khắc nghiệt hơn cả. Vậy làm thế nào để thành công trong buổi phỏng vấn vị trí giao dịch viên ngân hàng hay nói cách khác kinh nghiệm để trúng tuyển là gì? Cùng Viecoi.vn tìm hiểu ngay đáp án tại bài viết dưới đây nhé! 


6

Việc làm nhân viên ngân hàng - các vị trí nhân viên ngân hàng đang tuyển dụng

Nhân viên ngân hàng là các nhân sự trong ngân hàng, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau . Với mục đích để đảm bảo ngân hàng được vận hành, hoạt động theo đúng như mục tiêu, kế hoạch đề ra.


7

CẨM NANG XIN VIỆC NGÀNH NGÂN HÀNG 

Xin việc ngành tài chính ngân hàng có khó không? Học tài chính ngân hàng làm gì? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Và để lần lượt giải đáp những băn khoăn này cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để xin việc làm ngành tài chính ngân hàng thì bạn không nên bỏ qua cẩm nang xin việc ngay dưới đây.


8

KHAI PHÁ CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm gần đây đã và đang tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm cho nhiều bạn sinh viên mới ra trường. Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành học được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn theo học.Vì vậy, Cơ  hội về việc làm của ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ là như thế nào? Xin việc có dễ không là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đang theo học. Thấu hiểu được những thắc mắc đó chúng tôi xin chia  sẻ trong bài viết bên dưới để giúp các bạn đọc giải đáp được những khó khăn mà mình đang gặp phải.  Cùng tham khảo dưới bài viết nhé! 


9

Hướng Dẫn Đầy Đủ và Chi Tiết Để Trở Thành Nhân Viên Thu Hồi Nợ

Khám phá nghề nghiệp Nhân viên thu hồi nợ - một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nghề nghiệp này, cũng như các kỹ năng, mô tả công việc, cơ hội việc làm và mức lương bạn có thể mong đợi.


10

Khám phá nghề E-KYC Officer: Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số hóa, E-KYC (Xác thực Khách hàng điện tử) đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Vị trí E-KYC Officer không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ và quy định, mà còn cần phải có những kỹ năng mềm và khả năng học hỏi liên tục. Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính số, nhu cầu về E-KYC Officer ngày càng tăng, mở ra cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn cho những ai đủ năng lực.


 

Gợi ý việc làm