Đang xử lý

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÓ GÌ HAY? KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ CÓ THỂ LÀM CHĂM SÓC KHÁCH  HÀNG LÀ GÌ?

Trong thời kỳ kinh doanh bùng nổ như hiện nay thì việc chăm sóc khách hàng để lấy ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần phải có  một chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý và khoa học khi số nhân viên và khách hàng ngày một đông hơn. Dịch vụ chăm sóc  khách hàng là công cụ quan trọng giúp bạn cạnh tranh hiệu quả, đồng thời chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ mang lại nguồn doanh thu to lớn cho công ty bạn. Vậy chăm sóc khách hàng là làm gì? Cần những kỹ năng gì để làm tốt công việc này? Bài viết sau đây Viecoi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.
  • 07/04/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 3101

Chân dung của một nhân viên chăm sóc khách hàng

 Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc vượt mức mong đợi của họ. Điều này có nghĩa là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn và giữ được khách hàng mà mình đang có. Chăm sóc khách hàng là bộ phận quan trọng trong marketing, là yếu tố giúp cấu thành sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Do đó, chăm sóc khách hàng chính là vũ khí cạnh canh của mọi doanh nghiệp. 

 Các công việc cụ thể của một nhân viên chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng sẽ phải làm những công việc cụ thể như: 

- Xử lý những thắc mắc của khách hàng.

- Lên kế hoạch hỏi thăm khách hàng, tặng quà tri ân khách hàng vào các dịp lễ, Tết. 

- Xây dựng  kế hoạch và kênh truyền thông để khách có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi… 

- Bên cạnh đó phải phối hợp với bộ phận Marketing triển khai kế hoạch quảng cáo và khuyến mãi. 

- Lên kế hoạch và triển khai khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó có phương án giải quyết và điều chỉnh hợp lý.

Các tiêu chí để trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là một nghề đầy tiềm năng trong xã hội hiện đại, nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt công việc mà tưởng chừng như đơn giản này. Nếu bạn có giọng nói dễ nghe cùng với khả năng thuyết phục người khác thì mọi thứ sẽ thật dễ dàng, nhưng đối với những người không có sẵn các tố chất này thì điều đó thật sự là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự yêu thích công việc này thì vẫn có thể trở thành một chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Sau khi đã hiểu rõ công việc chăm sóc khách hàng là gì thì hãy cùng tham khảo các tiêu chí sau đây nhé.

1. Hiểu rõ “khách hàng là thượng đế”

Dù ở trong bất kỳ tình huống nào bạn hãy luôn nhớ “khách hàng là thượng đế", như vậy bạn mới không phạm sai lầm khi gặp phải những khách hàng khó tính. Hãy ghi nhớ việc làm của bạn là phục vụ người khác, vì vậy hãy luôn biết nói xin lỗi và cảm ơn. Nếu lỗi sai đó là của khách hàng thì cũng đừng đổ lỗi cho họ mà hãy giải thích để họ hiểu, đừng bao giờ cho mình quyền ngồi lên đầu khách hàng với suy nghĩ: “Anh cần sản phẩm, chứ tôi không cần anh”.

 2. Lắng nghe kỹ và trả lời nhanh câu hỏi của khách hàng

Nếu hiểu rõ định nghĩa chăm sóc khách hàng là gì thì chắc chắn bạn sẽ hiểu lắng nghe là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy luôn chắc chắn rằng mỗi lời nói của khách hàng đều được bạn nghe cẩn thận để biết họ đang muốn gì, họ hài lòng hay không hài lòng điều gì về sản phẩm của bạn, khi đó bạn sẽ có cách khắc phục để làm hài lòng khách hàng hơn. Ngoài việc lắng nghe, bạn cũng cần phải trả lời nhanh những thắc mắc của khách hàng nữa. Khi họ đã tin và tìm đến bạn nghĩa là họ mong được phục vụ nhanh và tốt nhất. Vì vậy hãy trả lời cho họ ngay khi bạn nhận được câu hỏi bằng bất kỳ hình thức nào nào như: Trực tiếp, email, điện thoại, Fax,…

 3. Đồng cảm với khách hàng

Đồng cảm với khách hàng là điều mà một chuyên viên chăm sóc khách hàng nào cũng cần phải có. Bởi vì chỉ có đồng cảm bạn mới có thể lắng nghe và hiểu được nguyện vọng của họ, đừng vì cái tôi cá nhân mà bỏ rơi khách hàng khi họ đang cần bạn. Bởi hơn lúc nào hết họ cần có người lắng nghe những phản ánh của họ về dịch vụ, sản phẩm của công ty bạn. Thay vì đẩy phẫn nộ lên cao trào, bạn hãy tìm cách xoa dịu họ bằng những lời nói nhẹ nhàng, ân cần. Khách hàng dù có khó tính đến đâu cũng sẽ bỏ qua những sai sót nếu bạn biết đồng cảm với họ.

4. Hiểu tâm lý khách hàng

Nếu bạn không hiểu được tâm lý khách hàng thì không thể làm nghề chăm sóc khách hàng này được. Bạn phải biết được rằng mỗi khách hàng sẽ có những suy nghĩ và yêu cầu khác nhau nhưng họ đều có chung một mong muốn khi tìm đến bạn đó là được phục vụ một cách tốt nhất. Vì vậy, hãy hiểu tâm lý chung này sau đó dần dần tìm hiểu những mong muốn riêng của họ, khi đó bạn sẽ dễ dàng tư vấn và thuyết phục họ tin vào bạn hoặc công ty bạn hơn.

5.Quản lý thời gian một cách khoa học


 

Quản lý thời gian khoa học là kỹ năng quan trọng đối với mọi người, mọi ngành nghề. Nhưng riêng đối với nghề chăm sóc khách hàng việc quản trị thời gian là một trong những kỹ năng bạn nhất thiết phải có. Bạn không thể dành quá nhiều thời gian cho khách hàng này mà quên mất những khách hàng khác cũng đang cần bạn phục vụ. Vì vậy, hãy điều phối thời gian hợp lý để đảm bảo rằng tất cả khách hàng của bạn đều được phục vụ, đừng bao giờ để họ đến tìm bạn và phải ra về trong thất vọng. Nếu như vậy họ sẽ không muốn quay lại tìm bạn thêm lần nào nữa.

6. Thân thiện, hòa đồng với khách hàng

Thân thiện, hòa đồng với khách hàng là một yếu tố không thể thiếu đối với nghề chăm sóc khách hàng. Nếu bạn là người chỉ thích người khác chiều theo ý mình thì không nên chọn công việc chăm sóc khách hàng vì khách hàng chỉ tìm đến bạn nếu bạn là người thân thiện và họ sẵn sàng quên bạn nếu bạn là người ích kỷ, cục cằn. Có một điều rất quan trọng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng là giữ họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, và bạn sẽ không thể khiến họ quay lại nếu tỏ ra cáu gắt.

7. Có trách nhiệm

Bạn không thể giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng rồi bỏ mặc họ mà không cần biết những thứ mình đưa đến cho họ có tốt hay không, có làm họ hài lòng không thì bạn sẽ không thể trụ vững với công việc này được. Hãy luôn quan tâm và có trách nhiệm với những gì mà mình đã tư vấn cho khách hàng, nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn có lỗi hãy đứng ra chịu trách nhiệm và xin lỗi khách hàng. Có như vậy bạn mới xây dựng được lòng tin ở họ và có được mạng lưới lớn khách hàng thân thiết.

8. Linh hoạt khi phục vụ khách hàng

Khi gặp vấn đề khó xử hoặc ngoài khả năng xử lý của mình bạn không nên quá máy móc trả lời khách hàng như kiểu “không”, “có thể”, … Khách hàng luôn muốn được giải quyết vấn đề nhanh gọn, thay vì vòng vo hay từ chối thẳng thừng bạn hãy linh hoạt đưa ra cho họ những phương án có lợi cho họ nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của công ty bạn. Khi bạn đã hiểu được bản chất của chăm sóc khách hàng là gì thì bạn đã là một người chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp rồi đó..

Hy vọng với việc giải thích chăm sóc khách hàng là gì và các tiêu chí để phát triển trong lĩnh vực này của Viecoi sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn trong sự nghiệp của mình. Nếu thật sự yêu thích công việc này hãy nhanh chóng lựa chọn nó nhé.

VIỆC LÀM LĨNH VỰC DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN

Từ khóa:

Kỹ Năng Nghề Nghiệp Chăm Sóc Khách Hàng Qua điện Thoại PNJ yêu cầu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng CSKH

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ NỘI THẤT

Ngày nay, đồ nội thất gỗ không chỉ tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà của bạn mà còn khẳng định đẳng cấp của chủ nhà. Đây là lý do chính khiến cho việc sử dụng nội thất gỗ ngày càng được các gia đình và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng đầu. Đằng sau sản phẩm nội thất đẹp, thẩm mỹ cao sẽ là cả một quá trình sản xuất phức tạp với công sức của nhiều kiến trúc sư và thợ lành nghề. Tuy nhiên, quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Viecoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công đoạn này.


2

11 KINH NGHIỆM BÁN HÀNG THÀNH CÔNG DÀNH CHO BẠN

Trong kinh doanh, khách hàng là yếu tố quan trọng để nuôi sống doanh nghiệp, bộ phận bán hàng đóng vai trò quan trọng là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, người bán hàng giỏi sẽ phải trải qua những thăng trầm của hoạt động bán hàng. Để có được những kinh nghiệm trong nghề bán hàng, nhân viên bán hàng thường phải học hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên nghiệp cũng như những tình huống thực tế trong quá trình bán hàng của mình. Dưới đây, viecoi.vn sẽ chia sẻ cho bạn 11 kinh nghiệm bổ ích dành cho những ai yêu thích bán hàng tham khảo nhé!


3

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC ĐỂ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH?

Ngày nay, khi có một khoản tiền nhàn rỗi, thay vì tiết kiệm bằng việc “nhét lợn”, nhiều người đã bắt đầu tìm đến những kênh đầu tư tài chính nhằm giúp họ có thể sinh sôi số tiền này. Bài viết được Viecoi.vn chia sẻ bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cũng như gợi ý cho bạn những kênh đầu tư tài chính phù hợp.


4

Chuyên viên Thu Mua - Những Điều Cần Phải Biết Khi Ứng Tuyển

Chuyên viên thu mua - một trong những vị trí trực thuộc bộ phận Purchasing/ Procurement ( Thu mua hàng ) của các công ty Logistics hay xuất nhập khẩu. Những người đảm nhiệm ở vị trí này chịu trách nhiệm tìm cũng như duy trì nguồn cung ứng dịch vụ, nguyên vật liệu với chi phí rẻ nhất, chất lượng tốt nhất và phối hợp cùng với bộ phận kinh doanh - sản xuất. Từ đó, đem lại nguồn lợi nhuận tối đa nhất có thể cho công ty, đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu phía khách hàng đề ra.


5

9 ĐIỀU CẦN CÓ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC

Ngành Dược là ngành đứng vị trí đầu tiên trong danh sách 10 công việc kiếm nhiều tiền nhất dành tại Mỹ. Còn tại Việt Nam đây là ngành đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của những Công ty Dược hiện nay đòi hỏi các bạn sinh viên ngành Dược cũng phải học tập, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.


6

THAM KHẢO NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC NĂM 2021

Một trong những ngành học hấp dẫn cũng như thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học chính là Công nghệ sinh học. Hôm nay, Viecoi.vn sẽ cung cáp cho bạn vài thông tin cơ bản nhưng rất cần thiết của ngành Công nghệ sinh học nhằm giúp bạn đưa ra được quyết định có hay không lựa chọn học ngành này! 


7

NÊN HAY KHÔNG KHI KINH DOANH THEO PHONG TRÀO, XU HƯỚNG HIỆN NAY?

Một trong những vấn đề gây ra nhiều nhức nhối hiện nay phải nói đến việc kinh doanh theo các xu hướng, trào lưu. Và phải nói rằng không ít người cũng đạt được thành công nhất định nhưng cũng có những người gặp phải hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ trong quá trình kinh doanh là không có đúng hay sai mà đôi khi thất bại hay thành công lại nằm ở chỗ bạn có đi đúng hướng kinh doanh hay không. Hãy cùng Viecoi.vn bàn về chủ đề kinh doanh theo xu hướng, trào lưu và rút ra kinh nghiệm rằng có nên hay không nên theo nó nhé! 


8

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CÓ GÌ HAY? KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ CÓ THỂ LÀM CHĂM SÓC KHÁCH  HÀNG LÀ GÌ?

Trong thời kỳ kinh doanh bùng nổ như hiện nay thì việc chăm sóc khách hàng để lấy ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần phải có  một chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý và khoa học khi số nhân viên và khách hàng ngày một đông hơn. Dịch vụ chăm sóc  khách hàng là công cụ quan trọng giúp bạn cạnh tranh hiệu quả, đồng thời chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẽ mang lại nguồn doanh thu to lớn cho công ty bạn. Vậy chăm sóc khách hàng là làm gì? Cần những kỹ năng gì để làm tốt công việc này? Bài viết sau đây Viecoi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.


9

NGHỀ PHIÊN DỊCH LÀ GÌ? NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG XOAY QUANH NGHỀ

Có thể nói, đây là một ngànhnghề “hot” và luôn xuất hiện trong “top trending” trên thị trường việc làm với mức thu nhập cao. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới, nghề phiên dịch cũng theo đó mà được coi trọng hơn rất nhiều, bởi họ chính là cầu nối rất quan trọng về văn hóa và ngôn ngữ. Cùng Viecoi.vn tìm hiểu ngay ngành nghề này nhé! 


10

KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM NHƯNG VẪN THÀNH CÔNG ĐƯỢC NHẬN Ở VỊ TRÍ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG

Việc yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm khi nộp tuyển vảo vị trí bán hàng là một điều hiển nhiên và là yêu cầu mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, những chiến lược được Viecoi.vn liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn có thể “chốt hạ" được ngay công việc bán hàng kể cả khi bạn chưa có kinh nghiệm. 


 

Gợi ý việc làm