Đang xử lý

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…
  • 16/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 9567

 

Và tự hỏi sao những thương hiệu Nhật Bản này lại nổi tiếng về phong cách xây dựng văn hóa công ty vậy, họ có phép màu chăng, hãy cùng tôi tìm hiểu nhé biết đâu một ngày không xa bạn sẽ là thành viên trong những công ty lớn của Nhật.

Tinh thần võ sĩ đạo Samurai

Viecoi.vn - phong cách làm việc của người Nhật

Từ rất lâu rồi, người Nhật luôn mang trong mình sự trung thành danh dự lên hàng đầu, trong công việc cũng vậy, đối với họ công việc là trọn đời, không phải 1 ngày 2 ngày hay một năm hai năm, với suy nghĩ gắn bó lâu dài với một công việc duy nhất, vì vậy mà mỗi một nhân viên sẽ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn làm việc hơn, từ đó năng suất lao động cũng tăng. Với suy nghĩ như vậy đã tạo nên cho họ phong cách làm việc riêng, tạo nên văn hóa công ty thân thiện gắn bó lâu dài.

Thời gian làm việc

Người Nhật họ là những người đặc biệt nghiêm túc trong công việc, luôn xem trọng uy tín, đối với họ giờ giấc phải chính xác, không có chuyện giờ dây thun như Việt Nam mình hay gặp, chính xác ở đây nghĩa là họ luôn có mặt sớm hơn từ 10 đến 15 phút dù là trong công việc hay cuộc sống, vì vậy nếu bạn đang làm việc trong công ty Nhật hoặc đang có mong muốn được làm trong công ty chuyên nghiệp thì phải có kế hoạch về thời gian rõ ràng.

Nhiều người nước ngoài khi làm việc với người Nhật bị sốc về sự khác biệt Văn hóa, người Phương tây ít khi nào họ ở lại văn phòng làm việc sau khi tan sở, và hiếm khi họ từ bỏ bữa tối cùng gia đình để hoàn thành công việc, thế những văn hóa công sở của công ty Nhật thì giờ tan sở chỉ là giờ trên hình thức mà thôi, họ thường ở lại công sở làm việc và về rất trễ, tại sao vây? Bởi vì họ không có nhiều thời gian ngồi trên bàn giấy nhiều, họ phải đi gặp khách hàng và đối tác để đạt được đàm phán tốt nhất và nhanh nhất, sau giờ tan sở mới là thời gian họ nghiên cứu về sản phẩm, tổng hợp và phân tích sự tiến triển của công việc, dự án, chuẩn bị cho ngày làm việc mới.

Năng suất và tinh thần sáng tạo

Nếu như đem ra để so sánh thì có lẽ các công ty Nhật có cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, đối với mỗi con người Nhật chăm chỉ chính là chuẩn mực, chăm chỉ để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, đối với họ chất lượng và hiệu quả công việc là trên hết.


Viecoi.vn - phong cách làm việc của người Nhật

Chăm chỉ và luôn luôn sáng tạo đó là tôn chỉ làm việc trong các công ty Nhật, họ luôn mong muốn và cầu thị tạo ra những sản phẩm tốt hơn, thẩm mỹ hơn, đem lại hài lòng cho tất cả mọi người, với sự sáng tạo nhiều mới lạ trong sản phẩm, trong cách maketing đem lại hiệu quả cao mà cả thế giới phải ngả nón kính phục.

Cách ứng xử trong công việc

Cả thế giới phải công nhận phong cách làm việc của họ thực sự chuyên nghiệp, chuyên nghiệp từ cách quản lý đến ứng xử trong công việc, họ rất ít nổi nóng, trong mọi trường hợp dù đúng hay sai thì lời nói đầu vẫn là “xin lỗi”, sau đó sẽ ngồi lại với nhau để phân tích sự phải trái, đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác hoặc lảng tránh trách nghiệm, đó là điều tối kị đối với họ.

Người Nhật là những người rất chu đáo, quan tâm đến đời sống của nhân viên nhưng trên một khía cạnh khác, việc đau ốm bệnh tật đã quá quen thuộc với mỗi người và xin nghĩ cũng dễ dàng hơn đối với các công ty ở Việt Nam, tuy nhiên đối với họ việc đau ốm là do bạn chăm sóc bản thân chưa tốt, bạn sẽ phải uống thuốc đeo khẩu trang đi làm, nếu bạn nằm viện vì bệnh nặng, sếp sẽ trực tiếp đến thăm hỏi bạn.

Làm hết sức chơi hết mình

Với cường độ làm việc cao, các nhân viên không ngần ngại tìm đến những nơi vui chơi để xả stress và cũng “xõa” hết mình, một trong những nơi mà họ thường đến như karaoke để hát hò, hát hò giúp họ giải tỏa được căng thẳng, cân bằng cuộc sống.

Trên đây là một chút hiểu biết nho nhỏ về phong cách làm việc của người Nhật, tuy không thể nói được nhiều trong một bài viết ngắn nhưng có thể sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm mới trước khi ứng tuyển vào các công ty Nhật.

Sau bài viết này, bạn có cảm thấy mình phù hợp với phong cách làm việc của công ty Nhật không? Nếu có, hãy tìm việc làm tiếng Nhật tại viecoi.vn

Xem thêm

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây

Viecoi.vn: Tìm việc làm - Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Từ khóa:

Văn Hóa Nghề Nghiệp Lời Khuyên Việc Làm Tiếng Nhật Nhà Tuyển Dụng Người Nhật Tìm Việc Làm

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


7

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm